Crypto On-chain tuần #44/2021: LTH không có dấu hiệu chốt lời, NUPL ở vùng hỗ trợ tăng giá

onchain tuan 44 2021

Tuần 44 đã chứng kiến giá Bitcoin có xu hướng điều chỉnh nhẹ mặc dù không gặp bất kỳ một tin tức bất lợi nào, tuy nhiên tình hình điều chỉnh là một xu hướng chung khi Bitcoin đã tăng trưởng liên tiếp trong hơn 20 ngày từ mức giá 40,000$ lên tới mức aTH 67,000$ thiết lập vào tuần trước. Trong tuần này Bitcoin đã giao động trong biên độ 58,208$ tới 69,698$.

Trong tháng 10 Bitcoin chứng kiến đà tăng ấn tượng 40%, nguyên nhân được cho là do quỹ Bitcoin ETF đầu tiên tại Mỹ của ProShares đã làm tăng sự phấn khích của thị trường. Mốc tăng 40% chỉ trong một tháng là đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2020.

Biến động giá Bitcoin tuần 44. Ảnh: Glassnode
Biến động giá Bitcoin tuần 44. Ảnh: Glassnode

Trong tuần, ngoài Bitcoin chúng ta còn Ethereum cũng chứng kiến đà tăng ấn tượng và thiết lập mức ATH mới đạt 4,455$, chính thức phá ATH cũ 4,362$ thiết lập vào 12/5.

Biến động giá Ethereum trong tuần 44. Ảnh: Glassnode
Biến động giá Ethereum trong tuần 44. Ảnh: Glassnode

Chỉ số SOPR vẫn tương đối thấp

Chỉ số SOPR.  Ảnh: Glassnode
Chỉ số SOPR. Ảnh: Glassnode

Khi Bitcoin đạt mức giá tăng cao trong thời gian ngắn thì hành vi của những người nắm giữ sẽ là tâm lý chốt lời. SOPR (Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi) là lợi nhuận của Bitcoin được chuyển ra so với mức giá thực tế hàng ngày. Biểu đồ phí trên đã loại bỏ những bitcoin nhỏ hơn một giờ bằng cách sử dụng SOPR điều chỉnh (aSOPR).

Theo biểu đồ, tỉ lệ bitcoin chuyển ra ở mức tương đối thấp so với những lần chỉ số tăng cao vào thời điểm tháng 1/2021 và cuối tháng 7/2021. Tâm lý chung của những người nắm giữ có vẻ họ muốn chờ đợi một mức giá cao hơn. Chỉ sổ ASOPR ở mức khá tích cực trong thời điểm thị trường đi lên là một tín hiệu cho thấy thị trường có thể hấp thụ thanh khoản phe bán và cố gắng duy trì giá ở những mức hỗ trợ mạnh.

Tỉ lệ lời lỗ của những người nắm giữ ngắn hạn

Tỉ lệ lời lỗ của những người nắm giữ ngắn hạn. Ảnh: Glassnode
Tỉ lệ lời lỗ của những người nắm giữ ngắn hạn. Ảnh: Glassnode

Những người nắm giữ ngắn hạn (STH) là cách đo những Hodler nắm giữ Bitcoin dưới 155 ngày, đây là những người thường bị dao động bởi tâm lý thị trường và có xu hướng nhạy cảm với những vấn đề tiêu cực. Hiện tại thị trường đang chứng kiến một xu hướng tăng giá, chúng ta hãy cùng nhìn xem liệu ở mức giá tốt như này những người nắm giữ ngắn hạn đang có lời hay lỗ và phản ứng của họ ra sao.

Trong biểu đồ trên ta thấy:

  • Nếu giá trị trên 1: Cho thấy những người nắm giữ ngắn hạn đang có lời
  • Nếu giá trị nhỏ hơn 1: Cho thấy những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn đang bị lỗ

Trong suốt đà tăng từ đợt điều chỉnh mạnh vào 20/7, hiện tại những người nắm giữ ngắn hạn đang có lợi nhuận, chỉ số có xu hướng tăng mạnh vào tuần trước đó nhưng đang biểu thị đà giảm vào tuần này.

Tỉ lệ lợi nhuận và lỗ chưa thực hiện (NUPL)

Tỉ lệ lợi nhuận và thua lỗ chưa thực hiện (NUPL). Ảnh: Glassnode
Tỉ lệ lợi nhuận và thua lỗ chưa thực hiện (NUPL). Ảnh: Glassnode

Một cách để nhận ra xem các Bitcoin hiện tại đang có lời hay lỗ là chỉ số NUPL, NUPL là chỉ số nhằm thể hiện mức lợi nhuận và lỗ chưa thực hiện. Biểu đồ phía trên sẽ chỉ ra mức NUPL của những người nắm giữ dài hạn (LTH) khi HODL Bitcoin của họ quá 155 ngày.

Nếu vùng NUPL nằm giữa 0.50 và 0.75 (có nghĩa là LTH đang có lợi nhuận ròng từ 50-75%). Khi LTH kiểm tra lại vùng này và đứng vững mà các chỉ số cho thấy họ không có xu hướng bán Bitcoin của mình thì giá thường có xu hướng tăng cao hơn trong những tháng tiếp theo.

Lịch sử cho thấy xu hướng đang diễn ra có vẻ giống với mùa tăng trường 2013 – 2014 và mùa tăng trưởng 2017. Vào năm 2019 chỉ số này đã không thể tăng cao khi LTH đã có xu hướng chốt lời trên thị trường. Vào nửa đầu năm 2021, NUPL của những người nắm giữ dài hạn đã tìm kiếm một vùng hỗ trợ mạnh.

Trong các mùa tăng trường trước đó, xu hướng chung là nếu chỉ số NUPL duy trì ổn định trong vùng 0.5 – 0.75 và LTH không có xu hướng chốt lời thì giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng cao và phá cỡ ATH trước đó.

Tỉ lệ Funding rate trên các sàn giao dịch phái sinh

Tỉ lệ Funding rate trên các sàn phái sinh. Ảnh: Glassnode
Tỉ lệ Funding rate trên các sàn phái sinh. Ảnh: Glassnode

Trong tuần trước, với sự ra mắt của quỹ ProShares Bitcoin Strategy ETF và Bitcoin lập mức ATH mới cùng một thời điểm đã khiến sự sôi động trên thị trường giao dịch phái sinh. ETF Bitcoin Futures dựa vào các hợp đồng Bitcoin truyền thống trong tương lai nhưng sự sôi động vẫn diễn ra trong các sàn phái sinh khi phí qua đêm chi phối tỷ lệ phí bảo hiểm.

Nếu Funding rate là số dương có nghĩa là các lệnh đặt cược vào xu hướng tăng giá (Lệnh long) đang có sự mất cần bằng về đòn bẩy đối với phe bán tháo (lệnh short) và những trader đó phải trả một khoản phí bảo hiểm cho bên short để giữ cho vị thế của họ được mở. Sự khác biệt về funding rate có thể gây ra rủi ro cho các trader giao dịch theo chiều hướng không mong muốn, đặc biệt khi lãi suất mở tăng cao.

  • Nếu funding rate là số dương và giá đi lên thì funding rate phù hợp với tâm lý chung.
  • Nếu funding rate âm và giá đi ngang hoặc đi xuống thì các trader sử dụng lệnh long và đòn bẩy cao rất dễ bị cháy tài khoản

Biểu đồ bên trên cho thấy những thời điểm và giá giảm (mũi tên đỏ) sau khi funding rate có xu hướng tăng (mũi tên xanh lam) và mức đòn bẩy xu hướng giảm (mũi tên màu cam) xảy ra khi các vị thế thua lỗ đã bị đóng. Hiện tại funding rate đang giảm cùng với giá cho thấy các trader sử dụng đòn bẩy đang rất thận trọng và đây là một xu hướng có lợi cho thị trường.

Các lệnh long bị thanh lý trên các sàn phái sinh

Biểu đồ lệnh long bị thanh lý trên các sàn phái sinh trong tháng 10/2021. Ảnh: Glassnode
Biểu đồ lệnh long bị thanh lý trên các sàn phái sinh trong tháng 10/2021. Ảnh: Glassnode

Lệnh long bị thanh lý có xu hướng tăng cao sau khi giá có điều chỉnh, ngưỡng ổn định nằm trong khoảng 500,000$ bị thanh lý trong một giờ. Trong suốt tháng 10,

Đang cập nhật…