Bitcoin hiện có mối tương quan rất sát với sự biến động của chỉ số chứng khoán S&P 500.
Bitcoin, thứ được coi là “vàng kỹ thuật số” luôn chứng tỏ mình là một loại tài sản an toàn, minh bạch nhất thế giới nhưng giờ đây đồng tiền điện tử này lại đang theo sát sự biến động của một chỉ số chứng khoán S&P 500.
S&P 500 là một rổ chỉ số đo sự biến động của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ được niêm yết trên hai sàn giao dịch Nasdaq và NYSE, chỉ số được sáng lập và vận hành bởi S&P Dow Jones Indices.
Theo dữ liệu được theo dõi bởi công ty nghiên cứu thị trường tiền điện tử Arcane Research, mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2020. Trong khoảng thời gian này đã chứng kiến sự bật tăng phi mã của Bitcoin từ vùng 20,000$ lên đỉnh gần 70,000$ vào tháng 10/2021.
Chỉ số so sánh sự tương quan giao động của S&P 500 và Bitcoin đã chứng kiến mức đỉnh mới. Theo đó dữ liệu là 0 tương ứng với không có sự tương quan, gần tới 1 thì mức độ tương quan càng hoàn hảo.
Theo dữ liệu từ CryptoQuant có thể thấy sự tương quan trung bình động 60 ngày đang đạt mức đỉnh vào 22/2/2022 với mức 0.5468 điểm, đây được coi là mức cao nhất kể từ từ đợt bán khống mạnh vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên vào tuần cuối cùng của tháng 2/2022, mối tương quan giữa Bitcoin và S&P đã giảm từ 0.564 xuống 0.461.
Mối tương quan nếu tính theo chỉ số trung bình động 90 ngày đã tăng lên 0.49 vào 18/3. Tuy nhiên sau khi Ukraina bị Nga tấn công chỉ số Nasdaq lại giảm 6%, Bitcoin lại tăng trái chiều đạt 18% trong cùng khoảng thời gian.
Theo báo cáo của Arcane, mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 đang đạt mức cao chỉ trong 5 ngày trong lịch sử của BTC, chỉ số cho thấy mối tương quan hiện tại chưa từng có trong lịch sử.
Ngân hàng trung ưng Mỹ đầu tháng trước đã cho rằng Bitcoin giống như một tài sản rủi ro hơn kể từ tháng 7 năm ngoái, ngân hàng cho biết mối tương quan gần bằng 0 trong khoảng thời gian này.
Michael Saylor, Giám đốc điều hành của MicroStrategy lại có quan điểm trái chiều rằng “Bitcoin là vàng hoàn thiện – vàng kỹ thuật số”, nếu giao dịch Bitcoin thường xuyên mà không chịu nghiên cứu hơn 100 giờ thì nó cũng như một loại tài sản rủi ro, nhưng nếu người tham gia lâu năm đã hiểu nó thì đây không phải là một loại tài sản chứa đựng rủi ro.
Sự tương quan ngày càng cao giữa Bitcoin và S&P 500 cũng không hẳn là có lợi cho thị trường tiền điện tử. Khi các quỹ đầu tư lớn, các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ tài sản lớn, hay các ngân hàng trung ương, các chính phủ họ tham gia vào thị trường thì họ càng kéo sự tương quan giữa thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính, chứng khoán “xít” lại gần nhau hơn, bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ luôn săn đón những cơ hội đầu tư, những sự biến động để tối ưu lợi nhuận giữa các thị trường với nhau.
Giờ đây Bitcoin có thể không còn là tài sản trú ẩn an toàn nữa khi giá của đồng tiền số này luôn “nhảy múa” so với sự biến động của nền kinh tế.
Tổng hợp