Chỉ số CPI tháng 5 tại Mỹ tăng 8.6% mức tăng cao nhất từ 1981

chi so gia tieu dung tai My tang 8.6

Bộ Lao Động Mỹ đã chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 tại Mỹ, theo đó mức tăng so trong tháng 5 là 8.6%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu cùng (CPI) tháng 5 đã tăng lên mức 8.6%, mức tăng còn lớn hơn dự đoán của Dow Jones, nếu trừ đi giá thưc phẩm và giá năng lượng thì chỉ số CPI vẫn tăng 6% so với ước tính 5.9%. Mức tăng hơn kỳ vọng được coi là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các mặt hàng tại Mỹ. Nguồn: Cụ thống kê Lao động Mỹ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các mặt hàng tại Mỹ. Nguồn: Cụ thống kê Lao động Mỹ.

Tính theo dữ liệu cơ sở tháng thì chỉ số CPI cũng tăng 1%, mức tăng cốt lõi (trừ đi giá thực phẩm và năng lượng) cũng tăng 0.6% với với những ước tính của giới đầu tư là 0.7% và 0.5%. Theo lý giải, nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh tới vậy do chi phí năng lượng tăng đột biến tại Mỹ. Dữ liệu cho thấy giá năng lượng tăng 3.9% so với cùng kỳ tháng trước đó, mức tăng hằng năm cũng đạt 34.6%. Đáng chú ý trong thống kê là giá dầu nhiên liệu tại Mỹ tăng 16.9% so với tháng trước và tăng 106.7% trong năm qua.

Hình ảnh một cây xăng tại Mỹ.
Hình ảnh một cây xăng tại Mỹ.

Trong dữ liệu công bố hầu hết các nhóm ngành được thống kê đều tăng giá, những chi phí thiết yếu cho cuộc sống như chi phí tạm trú chiếm tới 1/3 tỉ trọng CPI cũng tăng mạnh nhất đạt 0.6% kể từ tháng 3/2004 đối với mức tăng so với tháng trước đó. Nếu tính theo năm thì đạt mức tăng 5.5%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1991.

Giá thực phẩm tăng 1.2% trong tháng 5 kéo theo mức tăng theo năm đạt 10.1%. Ngay sau khi dữ liệu chỉ số CPI được công bố, thị trường chứng khoán đã ngay lập tức phản ứng. Đầu tiên là các chỉ số trên thị trường tương lai giảm sốc như DOW FUT giảm 2.28%, S&P FUT giảm 2.63% và NAS FUT giảm mạnh tới 3.46%. Các chỉ số truyền thống tại Mỹ cũng giảm mạnh đầu phiên. Chỉ số S&P 500 giảm 2.7%, Nasdaq giảm 3.37%, Dow Jones giảm 2.29%.

Các chỉ số chứng khoán mỹ giảm mạnh đầu phiên. Dữ liệu: Barchart
Các chỉ số chứng khoán mỹ giảm mạnh đầu phiên. Dữ liệu: Barchart

Sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán đã khiến sảm phẩm đang được giới đầu tư chú ý nhất tới lúc này là trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức 3.14%. Hàng loạt các cổ phiếu công nghệ quay đầu giảm điểm mạnh bất chấp xu hướng bán tháo mạnh của nhóm ngành này trong thời gian gần đây. Dẫn đầy là các cổ phiếu hạng A như Tesla, Apple, Amazon, Microsoft đều hứng chịu đà giảm điểm.

Những cổ phiếu công nghệ giảm điểm. Dữ liệu: Barchart
Những cổ phiếu công nghệ giảm điểm. Dữ liệu: Barchart

Có vẻ như những chính sách của FED trước đó không thể làm hạ nhịp đà tăng nóng của lạm phát được, nguy cơ về một nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái đang hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Theo các báo cáo rất có thể FED sẽ tung ra các chiến lược tăng lãi suất tiếp theo để hạ nhịp tăng của nền kinh tế nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát.

Julian Brigden, chủ tịch của MI2 Partners, một công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu cho biết: “Rõ ràng là không có gì  tốt trong báo cáo này. “Không có gì trong đó sẽ mang lại cho Fed bất kỳ một sự cổ vũ động lực nào…. Tôi đang xem cách FED xử lý như thế nào tiếp theo”. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng lần tăng lãi suất tiếp theo của FED sẽ là 75 điểm cơ bản nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát trong năm 2023. Động lực tăng lãi suất sẽ khiến lãi suất vay ngắn hạn của các ngân hàng tại Mỹ sẽ tăng từ 0.75 – 1% lên mức 2.75 – 3% vào cuối năm nay. Tham khảo: CNBC

4.5/5 - (102 bình chọn)