Tuần tiếp theo Bitcoin đã có dấu hiệu ngừng đi xuống và chuyển sang một xu hướng đi ngang, không có biến động khác biệt nào về giá. Dưới đây là bản tin điểm tuần 23 năm 2022 của Tạp chí Crypto.
Ngân hàng trung ương Anh sẽ can thiệp stablecoin
Vào thứ 4 tuần này, Ngân hàng trung ương Anh đưa ra thông báo sẽ can thiệp vào các dự án stablecoin yếu kém trong hoạt động và có thể sụp đổ, quyết định sẽ dựa trên yếu tốt đánh giá rủi ro nếu dự án stablecoin bất kỳ “đã đạt đến quy mô không thành công”. Chính phủ Anh muốn sửa đổi Chế độ quản lý đặc biệt về cơ sở hạ tầng thị trường tài chính để ngân hàng trung ương có thể kiếm soát tiền điện tử. Có khẳ năng chính phủ sẽ bổ sung thêm định nghĩa về pháp lý “hệ thống thanh toán” để có quyền hạn cho các ngân hàng “chỉ đạo” và “giám sát” với các dự án stablecoin.
Hàn Quốc sẽ thành lập Ủy ban tài sản số
Hàn Quốc, quốc gia thân thiện với tiền điện tử sẽ thành lập Ủy ban tài sản số để giám sát sâu hơn các sàn giao dịch tiền điện tử vào đầu tháng tới. Việc ra mắt Ủy ban Tài sản số sẽ diễn ra ngay sau lễ nhậm chức của Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) mới”, một quan chức chính phủ nói với NewsPim. FSC là cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Hàn Quốc, Tổng thống mới đắc cử Yoon Suk-yeol dự kiến sẽ bổ nhiệm một số ghế mới trong bộ máy điều hành vào những tuần sắp tới. Theo đó, Ủy ban tài sản số sẽ đưa ra các đề xuất về chính sách, bao gồm các tiêu chí để tiền điện tử được niêm yết trên các sàn giao dịch, tổ chức các đợt ICO và thực thi các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư trong Đạo luật cơ bản về tài sản kỹ thuật số (DABA), một gói chính sách tiền điện tử chính sẽ được ban hành vào năm tới.
FED ngừng in tiền
Xu hướng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã khác nhiều so với thời điểm cách đây 2 năm khi bùng nổ đại dịch COVID. Giờ đây FED đã ngừng tin tiền để kích thích kinh tế để chống lại mức lạm phát tăng cao kỷ lục tại Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một chương trình mang tên “Thắt chặt định lượng” (QT) đã được kích hoạt. FED đang nỗ lực để kìm hãm lạm phát bằng cách ép nền kinh tế tăng trưởng chập lại, những tài sản có độ an toàn cao như đồng đô, trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm được quan tâm nhiều hơn so với các tài sản có độ rủi ro cao như tiền điện tử. FED được cho sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những lần tiếp theo tới khi nào mức lạp phát ở mức ổn. Thị trường tiền điện tử và các thị trường khác như tài chính, chứng khoán, bất động sản đều đang chứng kiến dòng tiền thoát khỏi thị trường.
Nhật Bản quan tâm nhiều tới stablecoin
Nhật Bản dự kiến sẽ tung ra một dự luật mới vào năm 2023 khi chỉ cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính được phát hành stablecoin. Quy định đưa ra nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư khi sự thất bại của TerraUSD khiến nhiều chính phủ lo sợ về hệ lụy.
Chính phủ Hàn Quốc đầu tư Metaverse
Digital New Deal, một chương trình đầu tư của chính phủ Hàn Quốc khi rót vốn khoảng 177 triệu đô vào các dự án Metaverse. Số tiền sẽ được dùng để phát triển một nền tảng Metaverse chào hàng các dịch vụ của chính phủ cho người dân, cũng như cho các dự án Metaverse khác nhau. Khoản đầu tư này đánh dấu Hàn Quốc là quốc gia tiên phong đầu tiên trên thế giới về sự quan tâm của chính phủ tới Metaverse.
New York sắp cấm khai thác Bitcoin
Thượng viện bang New York vào thứ Sáu đã thông qua dự luật áp tạm hoãn hai năm đối với tất cả các hoạt động khai thác tiền điện tử sử sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Dự luật Thượng viện S6486D đã thông qua với số phiếu 36-27. Hồ sơ sẽ được gửi tới Thống đốc Kathy Hochul với thời hạn 10 ngày để ký hoặc phủ quyết.
LUNA 2.0 bị phá giá 70%
Kế hoạch hồi sinh hệ sinh thái Terra của Do Kwon đã hoàn thành khi Tera 2.0 đã khởi chạy mainnet, việc chuyển đổi token và tung ra airdrop ban đầu cũng hoàn tất tuy nhiên mọi thứ không toàn màu hồng. Kể từ khi ra mắt vào 28/5, token LUNA (tức LUNA mới, LUNA trước đây được đổi tên thành LUNC hay LUNA Classic) đã bị bán tháo tới 70% giá trị chỉ trong hai ngày. Hiện tại giá LUNA đang giao dịch quanh mức5.34$ tại thười điểm viết bài, thấp hơn rất nhiều so với mức cao nhất đạt được vào thời điểm ra mắt là khoảng 12$.
Tuần này là tuần tiếp theo BTC chứng kiến xu hướng giảm, tuy nhiên giá đã phục hồi lên mức cao nhất tuần là 32,201$ trước khi quay về và đi ngang quanh mức 28,700$. Hiện tại Bitcoin đang chứng kiến xu hướng đi ngang. Ethereum cũng chứng kiến mức cao nhất tuần là 2,004$ trước khi quay đầu giảm về mwucs 1,780$ vào thời điểm biết báo cáo điểm tuần 22. Thị trường crypto tuần này hầu như cũng đi theo xu hướng của Bitcoin, các altcoin tăng giá mạnh trong tuần này bao gồm WAVES tăng 92.8%, HNT tăng 23.9%, ADA tăng 20.8% và XLM tăng 18.4%.
Các token chứng kiến một tuần hoạt động kém bao gồm BitDAO giảm 24.1%, Solana giảm 11%, CVX giảm 10.6%, GMT giảm 9.4%. Biến động giảm giá tuần này đã bớt khốc liệt hơn những tuần trước.
Giá Bitcoin đã phục hồi mạnh về mức 32,000$ khả năng để chốt nến tháng nhưng bất thành, tuần đầu tiên của tháng 6 giá Bitcoin lại quay về dưới mức 30,000$. Sử dụng những dữ liệu lịch sử trong quá khứ của mỗi kỳ halving cho thấy giá Bitcoin có thể giảm sâu hơn để tìm mức đáy mới trong những tháng cuối năm, mức giá đang mong chờ ở vùng 14,000$ đến 21,000$. Dự đoán giá dựa trên lịch sử giá từ năm 2018 khi thị trường lúc đó đã lăng lẽ đi vào mùa đồng từ thời điểm tháng 6, tháng 7 năm 2018.