Crypto tuần #40 (2021): Vẫn là FUD nhưng thị trường vẫn phất

diem tuan crypto 40

Tuần cuối tháng 9/2021 đã chứng kiến nhiều tin tức khiến thị trường lao đao giảm điểm nhưng vào ngày cuối tuần đã chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ. Hãy cùng nhìn lại biến động của thị trường crypto trong một tuần qua.

Tin tức trong tuần

Morgan Stanley tăng gấp đôi vốn vào Grayscale

Mở đầu là những tin tức tích cực cho thị trường khi tập đoàn tài chính hùng mạnh Morgan Stanley đã tăng gấp đôi vốn đầu tư vào quỹ Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) so với tháng 4 năm nay.

Theo hồ sơ gửi tới Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC), Morgan Stanley hiện đang sở hữu tổng cộng 58,116 cổ phiếu GBTC tính đến ngày 31/7/2021. Số cổ phiếu nắm giữ trị giá khoảng 1.96 triệu đô vào thời điểm viết bài, giảm 18.3% so với mức đỉnh 2.4 triệu đô khi đạt đà tăng giá cao nhất.

Morgan Stanley tiếp tục đổ tiền vào cổ phần GBTC lên hơn 105% so với tháng 4/2021 cho thấy mức độ quan tâm tới tỉ suất sinh lời trong thị trường tiền điện tử này, đặc biệt là Bitcoin trong quỹ Grayscale.

VISA muốn làm cầu nối thanh toán trong thị trường crypto

Tổ chức thanh toán lớn nhất nhì thế giới VISA đã công bố một dự án đầy tham vọng nhằm trở thành một kênh thanh toán chung của các nền tảng blockchain, dự án có thể giúp nhiều nền tảng kết nối tác tài sản tiền điện tử như các đồng stablecoin, hệ thống tiền tệ ngân hàng trung ương (CBDC) v.v…

Dự án có tên “Kênh thanh toán chung” sẽ đóng vai trò là một trung tâm kết nối nhiều mạng blockchain và cho phép các đồng tiền điện tử, các giao thức và các ví có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Khoản tiền thưởng hậu hĩnh lớn nhất trong thế giới DeFi

Giao thức giao dịch stablecoin trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC) Belt Finance đã trả cho một hacker mũ trắng khoản tiền thưởng lớn nhất trong ngành DeFi.

Lập trình viên mũ trắng Alexander Schlindwein đã phát hiện ra lỗ hổng trong giao thức của Belt Finance và kịp thời báo cáo tới đội ngũ phát triển nhằm vá lỗ hổng kịp thời trước khi có kẻ lợi dụng.

Schlindwein đã nhận được tổng 1.05 triệu đô cho việc báo cáo lỗ hổng bảo mật, trong đó là 1 triệu đô từ Immunefi và 50,000$ từ chương trình Priority ONE của Binance Smart Chain.

Giá Bitcoin có thể tăng gấp 10 lần nhưng JPMorgan không mua

Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase và là nhà phê bình tiền điện tử có tiếng đã hạ điểm tín nghiệm Bitcoin mặc dù ông thừa nhận rằng giá có thể tăng ấp 10 lần trong vòng 5 năm tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Times of India, Jamie Dimon đã được hỏi liệu Bitcoin hoặc các tài sản tiền điện tử khác có nên bị cấm hoặc quản lý hay không. 

Tôi không thực sự quan tâm đến Bitcoin. Tôi nghĩ rằng mọi người đã lãng phí quá nhiều thời gian vào nó. Nhưng nó sẽ được điều chỉnh, và Bitcoin sẽ hạn bị chế nó ở một mức độ nào đó. Nhưng liệu Bitcoin có tự đào thải chính nó hay không thì tôi cũng không có ý kiến ​​và cá nhân tôi cũng không quan tâm. Tôi không mua Bitcoin nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể tăng giá gấp 10 lần trong vòng 5 năm tới.

Jamie Dimon chia sẻ.

Dogecoin muốn có cầu nối tới blockchain của Ethereum

Billy Markus, người đồng sáng lập Dogecoin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nên có cầu nối giữa Ethereum và Dogecoin. Nguyên nhân đưa ra do sự bùng nổ của thị trường NFT trong thời gian gần đây và Dogecoin có thể là một phương thức thanh toán hiệu quả khi có thời gian giao dịch nhanh, mạng lưới ổn định.

Sựu hợp tác nếu thành công của Dogecoin và Ethereum sẽ là cột mốc quan trọng với cộng đồng meme-coin khi người dùng Dogecoin có thể gửi DOGE sang blockchain Ethereum và sử dụng các dịch vụ như DeFi và NFT thông qua hợp đồng thông minh ERC-20.

Thị trường biến động không tưởng

Hậu Trung Quốc trong tuần trước đó đã khiến giá cả Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác chật vật phục hồi trong tuần, Bitcoin đi ngang ở mức giá từ 41,000$ – 43,000$, Ethereum giao dịch quanh mức giá 3000$. Tuy nhiên giá cả đã có sự bật tăng mạnh vào ngày cuối tuần sau những lo ngại từ thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ, đồng đô la suy yếu cũng như hàng loạt tin tức lớn như FED không hề có ý định cấm Bitcoin v.v… đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư tăng trở lại.

Giá Bitcoin tuần 40. Ảnh: CoinGecko
Giá Bitcoin tuần 40. Ảnh: CoinGecko

Kết thúc tuần 40, Bitcoin đã tăng lên mức 47,500% và giữ vững ở vị trí này. Ethereum tăng mạnh lên mức 3,400$. Các altcoin khác đồng loạt tăng giá như dYdX (DYDX) tăng 86.90%, OMG Network (OMG) tăng 42.04% và Axie Infinity (AXS) tăng mức 39.19%.

Sự tăng giá mạnh mẽ đã kéo tổng vốn hóa toàn thị trường tiền mã hóa đạt mức 2.05 nghìn tỷ đô.

Ngoài các đồng coin tăng giá thị cũng có những dự án giảm điểm mạnh bao gồm Celo (CELO) giảm -19.59%, Huobi Token (HT) giảm -13.58% và Avalanche (AVAX) giảm -8.27%.

Đáng chú ý là có đồng token của sàn Huobi khi chứng kiến đà giảm điểm mạnh sau lo ngại Trung Quốc đàn áp mạnh hơn nữa, ngay lập tức sàn giao dịch này đã lên kế hoạch ngừng cùng cấp dịch vụ cho người dùng Trung Quốc vào cuối năm nay.

FUD trong tuần

Nhóm đào Ethereum lớn thứ hai thế giới tạm dừng hoạt động

Nhóm khai thác Ethereum Sparkpool đã tạm dừng hoạt động đối với các khách hàng tại Trung Quốc sau đợt đàn áp mới nhất từ chính phủ vào tuần #39.

Các biện pháp đưa ra nhằm đảm bảo cho sự an toàn cho những người nắm giữ tài sản số tại Trung Quốc trước khi quốc gia này có thể thực hiện thêm một số biện pháp thắt chặt hơn. Sparkpool cho biết họ sẽ gửi chi tiết về việc ngừng hoạt động này thông qua các thông báo, email và tin nhắn.

Ra mắt tại Trung Quốc vào đầu năm 2018, Sparkpool nổi lên như một trong những nhóm khai thác Ether lớn nhất trên thế giới. Tính đến trước thời điểm tạm dừng hoạt động, sức mạnh khai thác của Sparkpool chiếm khoảng 22% sức mạnh toàn mạng lưới Ethereum.

Những Pool đào Ethereum lớn nhất thế giới. Dữ liệu: Poolwatch.io
Những Pool đào Ethereum lớn nhất thế giới. Dữ liệu: Poolwatch.io

Việc tạm dừng hoạt động đã khiến sức mạnh của nhóm Sparkpool giảm về 0%, ngay lập tức Pool đào Ethermine đã vươn lên chiếm 25% sức mạnh toàn mạng lưới.

Alibaba cấm nhà bán hàng kinh doanh, buôn bán các công cụ khai thác tiền điện tử

Trong đợt đàn áp mới nhất từ chính quyền Trung Quốc, Alibaba là sàn thương mại điện tử lớn nhất nước này đã phải chịu sức ép từ chính quyền khi nền tảng sẽ cấm tất cả các hoạt động buôn bán các công cụ khai thác tiền điện tử khỏi các trang web của mình trước 8/10.

Quyết định của Alibaba liên quan đến các vấn đề tuân thủ quy định với tiền điện tử. Gã khổng lồ thương mại điện tử cũng đang ngừng bán các thiết bị khai thác tiền điện tử và áp đặt lệnh cấm sử dụng các nền tảng của mình để bán các loại tiền điện tử lớn, chẳng hạn như Bitcoin, Ether và Litecoin.

Alibaba tuyên bố rằng bất kỳ người bán nào tiếp tục đăng bán các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiền điện tử sau ngày 15/10 sẽ phải đối mặt với một loạt biện pháp cứng rắn như đóng cửa gian hàng, đóng băng tài khoản người bán.

Hiện chưa rõ việc cấm bán có dẫn tới một đợt truy quét mới có thể cấm luôn các hoạt động sản xuất máy đào tại công xưởng của thế giới hay không.

Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ phạt sàn Kraken 1.25 triệu đô

Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) đã đưa ra thông báo hôm thứ ba và yêu cầu sàn giao dịch tiền điện tử Kraken trả 1.25 triệu đô tiền phạt vì cáo buộc sàn giao dịch này vi phạm Đạo luật Trao đổi Hàng hóa.

CFTC chỉ ra rằng, sàn Kraken đã không đăng ký với cơ quan quản lý với tư cách là bên bán các hợp đồng tương lai (FCM), do đó họ đang cung cấp giao dịch hàng hóa bán lẻ ký quỹ bất hợp pháp thông qua tài sản tiền điện tử. 

CFTC cho biết hành động này là “một phần trong những nỗ lực để bảo vệ khách hàng” và nhấn mạnh rằng các sàn giao dịch cung cấp “giao dịch tài sản kỹ thuật số dạng ký quỹ, đòn bẩy hoặc phái sinh” đều phải đăng ký FCM theo quy định.

Tổng hợp

4.7/5 - (85 bình chọn)