Bitcoin – đồng tiền số đầu tiên trên thế giới – không chỉ gây chú ý vì giá trị mà còn vì cách nó được “tạo ra” thông qua một quá trình gọi là đào Bitcoin vô cùng tốn kém về chi phí và năng lượng. Vậy đào Bitcoin là gì, hoạt động như thế nào, có còn sinh lời không, và liệu người mới có thể bắt đầu đào hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ.
Đào Bitcoin là gì?
Đào Bitcoin là quá trình mà các máy tính tham gia vào mạng lưới Bitcoin sử dụng sức mạnh tính toán để giải các bài toán mật mã. Khi một bài toán được giải thành công, hệ thống sẽ xác minh và ghi nhận các giao dịch mới vào blockchain.
Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work và thuật toán băm SHA-256, yêu cầu máy đào thực hiện hàng tỷ phép tính mỗi giây. Thời gian tạo 1 block trung bình khoảng 10 phút, nghĩa là mỗi 10 phút lại có một lượng Bitcoin nhất định được tạo ra (sẽ giảm dần theo các lần Halving).
Người thực hiện được gọi là thợ đào sẽ nhận về phần thưởng là Bitcoin mới sinh ra, cùng một khoản phí giao dịch từ mạng lưới. Do Bitcoin được thiết kế có 21 triệu đồng tồn tại trên toàn thế giới, và hiện tại hơn 19.7 triệu BTC đã được đào tính đến đầu năm 2025. Phần còn lại sẽ được đào dần cho tới khoảng năm 2140.
Tại sao cần phải đào Bitcoin?

Đào Bitcoin không chỉ là cách tạo ra Bitcoin mới, mà còn là “trái tim” vận hành cả mạng lưới Bitcoin. Nó đảm bảo rằng mọi giao dịch đều được xác thực đúng, không thể gian lận và không bị kiểm soát bởi một bên trung gian nào.
Bitcoin không in ra như tiền pháp định mà được sinh ra từ quá trình đào. Cứ mỗi khối được thêm vào blockchain, hệ thống sẽ tự động phát hành một số lượng Bitcoin nhất định. Đây là cách duy nhất để có thể tạo ra Bitcoin.
Đào là quá trình cực kỳ tốt công sức và năng lượng bởi sự canh tranh gay gắt từ các thợ đào khác.do đó việc “đào” giúp ngăn chặn tấn công 51% (chi tiêu hai lần). Vì muốn giả mạo, hacker cần kiểm soát hơn 51% sức mạnh tính toán toàn mạng – điều gần như bất khả thi với chi phí lên đến hàng tỷ USD (theo dữ liệu từ Crypto51).
Ngoài ra việc đào cũng giúp mang lại lợi nhuận từ hoạt động mạng là phí giao dịch, do đó hiện nay rất nhiều các trang trại quy mô cực lớn mọc lên với hàng chục hàng trăm ngàn máy ASIC. Tuy nhiên quá trình khai thác Bitcoin gần như không phù hợp với quy mô cá nhân vì chi phí vô cùng lớn.
Cơ chế hoạt động của việc đào Bitcoin

Đào Bitcoin không đơn thuần là bật máy lên rồi nhận phần thưởng. Đây là một cuộc chạy đua tính toán giữa hàng triệu máy tính trên toàn cầu để giải quyết một bài toán mật mã rất khó. Quá trình này dựa trên cơ chế có tên là Proof of Work, giúp Bitcoin duy trì tính phi tập trung, bảo mật và chống gian lận.
Proof of Work (PoW) là gì?
Proof of Work (Bằng chứng công việc) là thuật toán đồng thuận mà Bitcoin sử dụng để xác thực các giao dịch và thêm chúng vào blockchain. Đây là cơ chế yêu cầu thợ đào phải dùng sức mạnh tính toán để giải một bài toán mật mã – cụ thể là tìm ra một giá trị “nonce” phù hợp để tạo ra một hàm băm SHA-256 có số lượng chữ số 0 nhất định ở đầu.Nói cách dễ hiểu là thợ đào phải thử đi thử lại hàng tỷ tỷ lần mỗi giây cho đến khi tìm được một “đáp án” duy nhất mà mạng lưới chấp nhận.
Hash rate, Difficulty và Blocktime
Hash rate
Hash rate là đơn vị đo lường sức mạnh tính toán của toàn bộ mạng lưới Bitcoin. Nó cho biết có bao nhiêu phép tính SHA-256 đang được thực hiện mỗi giây để tìm ra khối mới. Càng nhiều máy đào → Hash rate càng cao → Mạng lưới càng bảo mật.
Thông thường sức mạnh tính toán thường ghi là EH/s với 1EH/s = 1 tỷ tỷ phép tính mỗi giây.
Vào đầu giữa 2025, hash rate toàn mạng đạt mức cao kỷ lục 900EH/s và tiệm cận mức 1PH/s theo Bitcoin News.
Difficulty
Difficulty là một chỉ số quan trọng để điều chỉnh mức độ khó trong quá trình tìm kiếm block mới. Mục đích của việc điều chỉnh độ khó là để đảm bảo rằng thời gian tạo ra một khối Bitcoin luôn ổn định ở mức 10 phút bất kể thay đổi về số lượng thợ đào hoặc sức mạnh tính toán (hashrate) của mạng lưới.
Mạng lưới Bitcoin tự điều chỉnh độ khó sau mỗi 2,016 khối (~14 ngày). Chỉ số này sinh ra để nếu hashrate tăng tức có nhiều máy đào hơn tham gia thì độ khó cũng tăng để giữ tốc độ block ổn định. Và ngược lại nếu hashrate giảm, độ khó giảm để khối không bị “tắc nghẽn”.
Blocktime
Blocktime là thời gian trung bình mà mạng lưới Bitcoin cần để tạo ra một khối mới và thêm vào blockchain. Mỗi khi thợ đào thành công trong việc giải quyết bài toán Proof of Work, một khối mới sẽ được ghi vào chuỗi blockchain, và thời gian này gọi là blocktime.
Mạng Bitcoin được thiết kế để tạo ra một khối mới mỗi 10 phút, đây là thời gian trung bình giúp duy trì sự ổn định của hệ thống và tạo điều kiện cho việc xác minh giao dịch.
Vì 10 phút giúp giảm thiểu khả năng bị tấn công 51%, Bitcoin dùng thuật toán PoW nên sự phân tán của các thợ đào ở khắp mọi nơi, nếu blocktime ngắn sẽ dễ bị nghẽn, nếu blocktime dài thì thời gian giao dịch lâu.
Hash rate, Difficulty và Blocktime được thiết kế trong mã nguồn Bitcoin để luôn đảm bảo tính bảo mật và phân tán, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi đột ngột về lực lượng thợ đào.
Nếu nhiều thợ đào Hashrate sẽ tăng lên nhưng difficulty cũng sẽ tăng theo để "hãm" sức mạnh tính toán lại làm sao để luôn đảm bảo blocktime chỉ ở ngưỡng 10 phút.
Phần thưởng khối và Halving

Phần thưởng khối (block reward) là số Bitcoin mà thợ đào nhận được mỗi khi thành côngđào một khối mới và thêm vào blockchain. Đây là thứ để các thợ đào tham gia vào mạng Bitcoin, cung cấp sức mạnh tính toán và giúp duy trì sự bảo mật.
Thở sơ khai của Bitcoin có phần thưởng block là 50 BTC cho mỗi block, nhưng theo thời gian, phần thưởng này sẽ giảm dần qua các sự kiện Halving.
Halving là sự kiện quan trọng trong mạng Bitcoin, xảy ra mỗi 210.000 khối (khoảng mỗi 4 năm). Khi sự kiện halving xảy ra, phần thưởng khối sẽ giảm một nửa, từ đó làm giảm phát lượng Bitcoin mới vào thị trường. Mục đích của halving là để duy trì tính khan hiếm của Bitcoin và kiểm soát lượng cung lưu hành.
Lần Halving | Ngày diễn ra | Phần thưởng khối (BTC) | Giá Bitcoin tại thời điểm Halving | Tác động chính |
---|---|---|---|---|
Lần 1 | 28/11/2012 | 50 → 25 BTC | Khoảng $12 | Đánh dấu sự ra đời của Bitcoin; thu hút sự chú ý ban đầu. |
Lần 2 | 09/07/2016 | 25 → 12.5 BTC | Khoảng $650 | Tăng trưởng mạnh mẽ, giá đạt đỉnh $20,000 vào cuối 2017. |
Lần 3 | 11/05/2020 | 12.5 → 6.25 BTC | Khoảng $8,700 | Giá tăng lên $60,000 trong năm 2021; thu hút đầu tư lớn. |
Lần 4 | 20/04/2024 | 6.25 → 3.125 BTC | Khoảng $64,100 | Phần thưởng giảm một nửa; dự báo ảnh hưởng đến giá trị Bitcoin. |
Những hình thức đào Bitcoin phổ biến
Việc đào Bitcoin ngày nay không còn đơn giản như những năm đầu tiên. Với độ khó ngày càng tăng và sự cạnh tranh gay gắt, các hình thức đào đã phát triển theo hướng tập trung với quy mô lớn hơn. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những hình thức đào phổ biến nhất hiện nay, bao gồm đào bằng máy ASIC, đào bằng GPU, và đào qua dịch vụ cloud mining.
Đào bằng máy ASIC
ASIC (Application-Specific Integrated Circuit) là loại phần cứng được thiết kế chuyên dụng để thực hiện giải thuật toán SHA-256 của Bitcoin. Không giống như CPU hay GPU, máy ASIC không thể dùng vào việc khác ngoài đào coin, nhưng bù lại, nó mang lại hiệu suất cực kỳ cao và tiêu thụ năng lượng ít hơn trên mỗi hash.
Trong hệ sinh thái Bitcoin hiện nay, máy ASIC đóng vai trò trung tâm. Các thiết bị này được lắp đặt tại những trại đào Bitcoin không lồ vận hành 24/7.

Sự phát triển của ASIC kéo theo cuộc đua công nghệ giữa các nhà sản xuất như Bitmain, MicroBT, Canaan… Mỗi năm, họ tung ra các phiên bản mới, hiệu năng cao hơn và tiết kiệm điện hơn. Vào năm 2015 một máy đào ASIC Antminer S5 với công suất khoảng 1.15 TH/s thì tới 2025 với các dòng Antminer S21 mang lại hiệu suất gấp 200 lần khoảng 250–300 TH/s.
Điều này lý giải vì sao hiện nay, hơn 90% hashrate mạng Bitcoin đến từ các trang trại lớn sử dụng ASIC đời mới – một cuộc chơi mà người nhỏ lẻ rất khó chen chân.
Đào bằng GPU
Vào khoảng các năm 2010–2013, việc sử dụng GPU như NVIDIA GTX 580 hoặc AMD Radeon HD 5970 để đào Bitcoin là một chiến lược hiệu quả và dễ tiếp cận cho cá nhân.
Tại sao? Vào thời sơ khai có rất ít người tham gia đào Bitcoin, các dòng GPU chơi game lắp trong máy tính cá nhân có thể đạt hiệu suất khoảng 300 MH/s đến vài GH/s. Tuy nhiên, đến năm 2013–2014, máy ASIC bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng vượt mặt GPU cả về tốc độ lẫn hiệu quả điện năng.
GPU nhanh chóng tụt hậu bởi các máy ASIC có thể tạo ra hashrate cao gấp hàng trăm lần so với GPU nhưng lượng điện năng tiêu thụ tương đương.
Cloud Mining
Cloud mining là cách thuê năng lực máy đào từ xa thông qua các nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự mua máy ASIC, lắp đặt hệ thống và chịu chi phí điện. Thay vào đó bạn chỉ cần trả tiền để thuê sức mạnh tính toán từ một trang trại đào và nhận thưởng từ quá trình đào.
Hình thức này rất “bở ăn” nhưng chính vì đó mà lừa đào vô cùng nhiều. Các mô hình Ponzi, công ty ảo trá hình dịch vụ cloud mining từng lừa đảo đến các hình thức huy động vốn mua máy đào…. Sự thiếu minh bạch trong số liệu đào cũng là lý do khiến hình thức này lụi tàn sau một thời sốt.
Tham gia pool đào Bitcoin
Pool đào Bitcoin là một hình thức kết hợp sức mạnh tính toán của nhiều thợ đào để gia tăng khả năng tính toán nhằm “cướp” phần thưởng từ block. hay vì đào một mình và phải đối mặt với sức mạnh tính toán khổng lồ từ các pool khác thì hình thức “góp gạo thổi cơm chung” này lại tăng khả năng “ăn thưởng BTC” hơn.
Chi phí và rủi ro khi đào Bitcoin
Đào Bitcoin là một quá trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn và đương nhiên đi kèm với rủi ro tài chính. Do sự cạnh tranh khốc liệt nên quá trình đào Bitcoin cần tính dài hạn. Để bắt đầu đào Bitcoin, bạn cần đầu tư vào phần cứng, chi phí vận hành và tiền thuê trại đào.
Chi phí đầu tư
Máy đào Bitcoin ASIC là lựa chọn phổ biến nhất bởi hiệu suất/ giá thành rất tốt, tuy nhiên, giá của máy đào ASIC cao ngất ngưởng khiến điểm hoà vốn tính bằng năm.
Một trong những chi phí lớn nhất khi đào Bitcoin là chi phí tiền điện khi ngốn khoảng 95% lợi nhuận hoặc hơn. Giả sử nếu bạn có nguồn điện không giới hạn giá rẻ hoặc miễn phí thì đào Bitcoin vẫn mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Sự cạnh tranh
Khi số lượng thợ đào tăng lên, độ khó của mạng Bitcoin cũng tăng, dẫn đến việc bạn cần phải đầu tư thêm vào phần cứng mạnh mẽ hơn để tăng khả năng nhanaj BTC khi block hoàn tất. Những trang trại đào lớn với hàng nghìn máy ASIC có thể dễ dàng chiếm phần lớn hashrate của mạng Bitcoin – Điều này khiến những thợ đào cá nhân hoặc nhỏ lẻ gần như không có “đất diễn”.
Biến động giá
Giá Bitcoin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận đào Bitcoin, tuy nhiên thợ đào cần trang trải chi phí nên không thể giữ lượng Bitcoin đào được chờ giá cao bán được. Nếu giá Bitcoin giảm mạnh, lợi nhuận từ việc đào có thể giảm xuống rất nhiều, khiến chi phí vận hành không thể bù lại hoặc có thể lỗ nếu cần tiền gấp phải bán.
Có nên đào Bitcoin ở Việt Nam không?
Ở Việt Nam hiện chưa có văn bản nào quy định về cấm đào Bitcoin cả, tuy nhiên tiền điện sử dụng đào tiền mã hoá chung được quy định từ năm 2018 với giá điện kinh doanh.
Ở Việt Nam, giá điện sinh hoạt dao động từ 1,500 VND/kWh đến 3,000 VND/kWh, tùy vào khu vực và mức sử dụng. Nếu dùng điện sinh hoạt để đào Bitcoin thì gần như “lỗ”. Nếu solo mining với máy đào máy đào Bitcoin ASIC tiêu tốn từ 3,250W/h thì 100% thua lỗ.
Ở Việt Nam nếu xây xưởng đào sẽ rất bất lợi về giá điện và điều kiện môi trường, vì thuocoj quốc gia nhiệt đới nóng ẩm nên tản nhiệt là vấn đề khá tốn kém.
Nhìn chung đào Bitcoin ở Việt Nam không có lời nếu phải mua điện từ EVN, nhưng nếu có nguồn điện giá rẻ như gió, điện mặt trời mà sử dụng đào Bitcoin vẫn khả thi.
Tương lai của việc đào Bitcoin
Bitcoin Halving và tác động
Bitcoin Halving là sự kiện giảm một nửa phần thưởng cho những người khai thác – thông thường sau mỗi 4 năm lượng Bitcoin kiếm được trên mỗi block sẽ giảm đi một nửa. Điều này có thể khiến việc đào Bitcoin trở nên ít sinh lợi hơn nếu giá Bitcoin không tăng đủ mạnh để bù đắp cho sự giảm phát Bitcoin.
Sự tập trung hóa khai thác
Sự tập trung hóa có thể làm giảm tính phân cấp của mạng lưới Bitcoin, điều này có thể ảnh hưởng đến tính bảo mật và độ tin cậy của mạng. Ngoài ra sự tập trung có thể khiến hệ thống dễ bị tấn công hơn, vì nếu một cá nhân hay tổ chức nắm giữ phần lớn hashrate, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công như tấn công 51%.
Vấn đề môi trường
Việc đào Bitcoin sử dụng rất nhiều điện năng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mạng Bitcoin có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn cả một quốc gia lớn như Argentina. Điều này khiến Bitcoin bị chỉ trích là không bền vững về môi trường.
Kết luận
Việc đào Bitcoin có thể mang lại lợi nhuận nhưng không ngon như mọi người nghĩ, gần như không phù hợp với cá nhân ở thời điểm hiện tại và tương lai. Sự cạnh tranh khốc liệt, độ khó tăng, các máy ASIC ra mắt liên tục và giá điện cao khiến quá trình khai thác chỉ hợp cho các tổ chức lớn ở những quốc gia khí hậu mát mẻ, giá điện thấp mà thôi.