Giữa bối cảnh thị trường tiền điện tử đang lao dốc thì hàng loạt các tên tuổi lại đang gặp vấn đề về thanh khoản.
Với việc quỹ Three Arrows Capital (3AC) bị tòa án Anh ra lệnh thanh lý tài sản còn lại với hậu quả lớn từ việc sử dụng đòn bẩy quá mức. Thông tin cũng được tiết lộ khi BlockFi đã thanh lý khoản vay trị giá 1 tỷ đô của 3AC.
Sự sụp đổ của 3AC đã kéo theo hàng loạt tên tuổi khác dính tới cuộc chơi như Genesis với khoản lỗ vài trăm triệu đô, Voyager Digital, Celsius v.v…
Celsius, cách kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro
Celsius từng rất thành công trong năm 2021 khi thị trường tăn giá liên tục và nhu cầu cao đột biến của khách hàng. Một báo cáo của Wall Street Journal (WSJ) đã cho thấy tỉ lệ vốn chủ sở hữu đạt tỉ lệ 19:1. Với mức tỉ lệ cao như này cho thấy Celsius đã sử dụng các nguồn tài chính lớn nhưng nợ không hề giảm.
Celsius đã sử dụng các khoản đầu tư có độ rủi ro cao như sử dụng đòn bẩy cao và cho vay. Các tài liệu của WSJ cũng chỉ ra Celsius đã phát hành nhiều khoản vay thiếu tính hiệu quả.
Eric Budish, một nhà kinh tế thành thạo về tiền điện tử tại trường kinh doanh của Đại học Chicago đã so sánh sự tương đồng giữa cách làm ăn của Celsius và các công ty tài chính trong thời kỳ suy thoái năm 2008 khi đã quá “mát tay” với những khoản vay dưới chuẩn.
Trong báo cáo cũng cho biết Votager Digial đã gửi 174 triệu đô tới ví của Celsius, dữ liệu được theo dõi bởi Nansen, hiện không rõ khoản tiền được chuyển đó là khoản vay hay gì?
Genesis cũng hứng chịu đà thua lỗ nặng
Genesis hoạt động với mô hình vừa là công ty kinh doanh các tài sản số và cung cấp dữ liệu trading cũng hứng chịu khoản thua lỗ lên tới hàng trăm triệu đô.
Sự thua lỗ của Genesis cũng có sự liên quan tới 3AC khi công ty này có rót vốn vào 3AC và một nền tảng khác có tên Babel Finance. Giám đốc điều hành của Genesis Michael Moro cho biết công ty sẽ bán các tài sản thế chấp cùng các bảo hiểm rủi ro để hạn chế thua lỗ và tiếp tục hoạt động bình thường.
BlockFi gặp khủng hoảng
Vào ngày 16/6 Morgan Creek Digital đã phát hiện đã có một đợt thanh lý tài sản rất lớn của một khách hàng BlockFi, kết quả đó chính là 3AC.
Theo người sáng lập quỹ Morgan Creek Digital, Morgan Creek Mark Yusko và người đồng sáng lập Anthony “Pomp” Pompliano cho biết BlockFi đã cho 3AC vay hơn 1 tỷ đô. Khoảng 2/3 trong số tài sản thế chấp để vay là bằng Bitcoin, khi thị trường đi xuống giá Bitcoin dưới 18,000$ BlockFi bắt buộc phải thanh lý vị thế của 3AC để đề phòng rủi ro.
Số tài sản còn lại của quỹ 3AC thế chấp bằng cổ phiếu Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) trị giá khoảng 400 triệu đô, tuy nhiên số cổ phiếu này được cho đang gặp khó khăn trong việc thanh lý do giá GBTC đã giảm xuống mức rất thấp chỉ khoảng 34%.
Cả ba nền tảng dường nhu đang gặp vòng xoáy tử thần khi thị trường giảm.
Với việc hàng loạt các khoản cho vay chứa đựng rủi ro cho thấy một mô hình kinh doanh không mấy lành mạnh của các công ty này. Khách hàng thường gửi các tài sản số như Bitcoin của mình vào để lấy lãi, tuy nhiên các công ty quản lý đã sử dụng số tài sản đó cho những khoản vay và các lệnh đòn bẩy không lành mạnh.
Sự khủng hoảng thanh khoản mang tính dây truyền sẽ là một tiền lệ xấu khi các khách hàng đã mất niềm tin quá nhiều.