Khai thác Bitcoin đang khiến lượng rác thải điện tử gia tăng, nguy cơ làm trầm trọng hơn vấn đề môi trường

khai thac bitcoin tao ra rac thai dien tu 1

Quá trình khai thác bitcoin hiện tại đang sử dụng nhiều năng lương, vấn đề sử dụng năng lượng bền vững đang là mối quan tâm chính trong thời gian gần đây, tuy nhiên vấn đề rác thải điện tử trong quá trình khai thác đang là vấn đề mới.

Từ Trung Quốc tới Mỹ, vấn đề môi trường xung quanh việc khai thác bitcoin vẫn đang là chủ đề nóng trên hầu hết các mặt báo. Trong các tài liệu báo chí họ thường nhắc tới những nội dung như “Bitcoin sử dụng quá nhiều năng lượng”, “Bitcoin sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác” hay “Bitcoin sử dụng lượng điện năng còn nhiều hơn cả một quốc gia”.

Tuy nhiên giờ đây một nghiên cứu mới đã chỉ ra một vấn đề trầm trọng hơn đó chính là rác thải điện tử. Đó là những cỗ máy đào bitcoin đã đến tuổi “nghỉ hưu” được thải ra bởi các trang trại khai thác quy mô lớn. Đa phần những cỗ máy đào hoạt động 24/7, 365 ngày một năm dẫn tới các linh kiện rất nhanh hao mòn.

Alex de Vries, người sáng lập Digiconomist đã chỉ ra rằng, lượng rác thải điện tử hàng năm Bitcoin có thể tương đương với lượng rác thải điện tử của Hà Lan. Trung bình mỗi một giao dịch bitcoin được xử lý thành công sẽ sản sinh ra khoảng 272 gram rác thải điện tử, tương đương với trọng lượng của một chiếc điện thoại thông minh hiện nay.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng mạng lưới bitcoin tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để sinh ra điện năng nhằm phục vụ quá trình khai thác, trong số các nguồn năng lượng tạo ra điện hiện nay như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điển, địa nhiệt thì nhiên liệu hóa thạch đang là nguồn năng lượng dồi dào nhất hiện nay, chi phí rẻ và rất phổ biến tại đa số các quốc gia đang phát triển.

Lượng điện tiêu thụ để khai thác Bitcoin. Dữ liệu:  BitcoinEnergyConsumption.com
Lượng điện tiêu thụ để khai thác Bitcoin. Dữ liệu:  BitcoinEnergyConsumption.com

Vấn đề rác thải điện tử ngày càng tăng của Bitcoin

Tính đến tháng 5/2021 lượng rác thải điện tử trung bình hàng năm của Bitcoin là 30.7 nghìn tấn. Tuy nhiên trong nửa đầu năm 2021 bitcoin đã chứng kiến mức tăng phi mã lên tới 65,000$ thì ước tính lượng rác thải điện tử có thể đạt tới 64.4 nghìn tấn do có nhiều người tham gia vào khai thác hơn. Theo dữ liệu từ Digiconomist.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới lượng rác thải gia tăng là do thuật toán của Bitcoin, chúng luôn luôn tăng độ khó khiến các máy đào tham gia để cạnh tranh. Bitcoin sử dụng thuật toán đòi hỏi các thiết bị phần cứng ASIC mạnh mẽ.

Một dàn máy đào Bitcoin ASIC. Ảnh: Shutterstock
Một dàn máy đào Bitcoin ASIC. Ảnh: Shutterstock

Theo công ty khai thác Bitcoin Compass Mining, một giàn máy đào ASIC nếu được bảo trì tốt tuổi thọ sẽ kéo dài từ ba đến năm năm. Tuy nhiên trên thực tế con số chỉ khoảng một tới hai năm do những yếu tố về sức mạnh tính toán ngày càng đòi hỏi cao hơn, những cỗ máy khai thác từ những năm trước sẽ không tạo ra lợi nhuận bằng những cố máy hiện đại về sau và chúng thường sử dụng nhiều năng lượng hơn những chiếc máy đào phiên bản mới.

Giải pháp đặt ra là gì?

Lượng khí thải carbon trong quá trình khai thác Bitcoin đã và đang được giám sát chặt chẽ trong những tháng gần đây bởi những tổ chức chính phủ như Earth Justice, họ cũng vận động các nhà chức trách, các cơ quan xem xét những tác động của việc khai thác bitcoin tới môi trường.

Để giải quyết được vấn đề có lẽ không ai khác chính là cộng đồng thợ đào bitcoin, họ sẽ cùng nhau tìm được tiếng nói nhằm cung cấp được những dữ liệu chính xác về nguồn năng lượng khai thác có đảm bảo rằng chúng là những nguồn năng lượng loại nào. Khi đó những người khai thác cố gắng thay thế bằng một giải pháp có lợi cho môi trường hơn.

Tất nhiên hiện tại không hề có dấu hiệu nào cho thấy những thợ đào tỏ ra tích cực với phương pháp này. Có lẽ việc hạn chế rác thải điện tử từ việc khai thác Bitcoin sẽ cần một giải pháp khác.

Đầu tiên là nâng cao nhận thức về các vấn đề xung quanh rác thải điện tử. “Chẳng hạn, những lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng thiếu hụt năng lượng của mạng Bitcoin đã cho thấy sự minh bạch về tác động môi trường có thể làm giảm nhu cầu như thế nào,” Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách có thể “cải thiện các hoạt động tái chế rác thải điện tử”.

Thợ đào phản ứng ra sao?

Những thợ đào đã lên tiếng nói của mình và tìm những cách khác nhau để giảm thiểu tác động tới môi trường từ việc khai thác bitcoin như tuyên bố mạng lưới đã khai thác bằng lượng điện năng được sản xuất bằng những nguồn năng lượng tái tạo hoặc đặt ra mục tiêu cắt giảm khí thải carbon theo thời gian.

Với nhu cầu sở hữu bitcoin ngày càng tăng trong tương lai chắc chắn một điều rằng nhu cầu điện năng cho việc khai thác bitcoin sẽ ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc rác thải điện tử cũng sẽ tăng lên. Các thợ đào sẽ phải đối mặt với nhiều lựa chọn như sử dụng những cố máy tiết kiệm năng lượng hơn, tái chế rác thải điển tử, sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo sạch.

Vào tháng 6 năm nay Trung Quốc đã tiên phong đàn áp các thợ đào trên quy mô lớn dẫn tới cuộc tháo chạy sang những quốc gia lân cận. Việc đàn áp của Trung Quốc nhằm giảm lượng khí thải carbon của đất nước này tới môi trường trong việc quốc gia tỷ dân đang phải đối mặt với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về lượng khí thải carbon.

Dù các thợ đào đã di chuyển khỏi Trung Quốc nhưng vấn đề năng lượng và lượng khí thải sản sinh trong quá trình khai thác vẫn chưa hề được giải quyết triệt để.

Biên tập! Tham khảo: Decrypt