Chỉ số CPI tháng 6 mới được Cục Thống kê Lao động của Mỹ công bố cho thấy chỉ số lạm phát của Mỹ đã vượt mọi ước tính của các chuyên gia. Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số CPI tổng tất cả các mặt hàng được đo đã tăng vượt mọi ước tính của Dow Jones. Mức tăng còn vượt cả chỉ số CPI của tháng 5 khi lập đỉnh mới là 9.1%. Chỉ số CPI là thước đo giá cả trong rổ hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, nếu chỉ số này tăng lên đồng nghĩa với việc hàng hóa trong rổ đó đã tăng. Theo ước tính của Dow Jones thì chỉ số CPI tháng 6 sẽ nằm ở mức 8.8%, tuy nhiên sau kết quả công bố mới cho thấy đây là mức tăng lập đỉnh mới kể từ tháng 12/1981.
Trong thời gian qua giá dầu thế giới đã liên tục “nhảy múa” khiến giá cả hàng hóa tại hầu hết các nơi trên thế giới đều tăng. Nếu chỉ số CPI trừ các sản phẩm năng lượng thì cũng tăng tới 5.9% so với ước tính của các chuyên gia là 5.7%. Đây là mức tăng CPI tính theo năm, tức là CPI tháng 6/2021 sẽ là cơ sở để so sánh mức tăng trong tháng 6/2022. Nếu tính theo cơ sở hàng tháng thì mức CPI của tháng 6 năm nay đã tăng 1.3% so với tháng trước đó. Báo cáo mới nhất được công bố đã khiến mọi lo ngại của các nhà đầu tư sáng tỏ, đồng thời những công sức hiện tại của FED là tăng lãi suất hầu như chưa mang lại hiệu quả gì.
FED đã tăng lãi suất mạnh nhất lên tới 0.75% vào tháng 6/2022. Với kỳ họp tới vào cuối tháng 7 chắc chắn một điều FED sẽ tăng thêm để cố gắng kìm hãm lạm phát trước khi quá muộn. Trên thị trường, chỉ số sức mạnh đồng đô DXY đã tăng lập đỉnh mạnh nhất trong 20 năm qua làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chỉ số đã lập đỉnh là 108.583 vào ngày hôm qua.
Cuộc sống ở Mỹ có vẻ đang trở nên đắt đỏ hơn mọi người tưởng, đặc biệt tại một đất nước giàu khi giá hàng hóa và chi phí sinh hoạt vốn đã đắt đỏ từ trước. Với việc giá năng lượng tăng 7.5% trong tháng qua và tăng tới 41.6% trong một năm qua đã khiến hầu hết các mặt hàng tăng giá theo. Giá lương thực đã tăng 1%, giá nhà ở tăng 5.6% trong năm qua. Phần lớn thứ khiến đà tăng của lạm phát chưa có dấu hiệu hãm lại là do giá xăng dầu trong nước khi đã tăng tới 11.2% trong tháng qua và tăng 60% chỉ trong một năm. Các chi phí như điện sinh hoạt cũng tăng 13.7% và giá xe cũ cũng tăng lần lượt là 13.7% và 1.6% trong năm qua.
Hàng hóa tăng cao nhưng một thứ không thể tăng kịp mức lạm phát đó là mức lương. Chỉ số thu nhập được điều chỉnh theo lạm phát tại Mỹ đã giảm 1% trong tháng qua và giảm tới 3.6% trong 12 tháng qua, theo dữ liệu của BLS. Rất nhiều những yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởng tới lạm phát trong thời gian qua, các nguyên nhân được đưa ra như đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu chi tiêu lớn do các chính sách kích cầu của chính phủ hậu Covid nhằm tạo đà cho kinh tế tăng trường. Với đà tăng phu mã của lạm phát như hiện nay có lẽ FED cần quyết liệt hơn trong các chính sách của mình. Theo công cụ FedWatch của CME Group, mức tăng 0.75% là một mức đưuọc cho sẽ xảy ra trong cuộc họp của FED sẽ diễn ra từ 26 đến 27/8.