Sau cuộc đàn áp mới đây từ ngân hàng trung ương Trung Quốc (CBoC) đã khiến những người nắm giữ bitcoin tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đang tìm cách để bảo vệ các tài sản số của họ khi chính quyền có thể sẽ làm mạnh và có những biện pháp cứng rắn hơn . Có thể họ sẽ cải tiến hệ thống giám sát để theo dõi các giao dịch tiền điện tử.
Bitcoin đã giảm 6% kéo theo các đồng altcoin khác sụt giảm theo khi thông tin về CboC tiếp tục chính sách đàn áp tiền điện tử.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết trên trang web của mình hôm thứ Sáu rằng tất cả các giao dịch liên quan đến tiền điện tử ở Trung Quốc đều là bất hợp pháp, bao gồm cả các dịch vụ được cung cấp bởi các sàn giao dịch nước ngoài. Các dịch vụ cung cấp giao dịch, khớp lệnh, phát hành token, các dịch vụ phái sinh đều bị nghiêm cấm.
Luật sẽ nhắm vào các nền tảng như Okex, nơi mà người Trung Quốc có thể giao dịch mua các đồng tiền điện tử một cách dễ dàng với tiền tệ fiat truyền thống.
Những người nắm giữ bitcoin tại Trung Quốc có vẻ đã nhận thức được tầm quan trọng khi chính phủ luôn nắm rõ các hoạt động với thị trường crypto và trong bối cảnh chính quyền đang đàn áp các công ty, tập đoàn lớn vì hành vi chống độc quyền thì thị trường crypto sẽ là mục tiêu khá dễ dàng. Tất nhiên những người nắm giữ bitcoin sẽ không muốn biến mình thành Jack Ma tiếp theo.
Vào năm 2013, Trung Quốc đã ra lệnh cấm các công ty thanh toán cung cấp dịch vụ liên quan tới crypto. Vào năm 2017 chính quyền cũng cấm luôn các dịch vụ phát hành token lần đầu ra công chúng (ICO). Liên tiếp những năm tiếp theo Trung Quốc luôn tỏ rõ lập trường không ủng hộ thị trường tiền điện tử.
Vào giữ năm 2021, Trung Quốc đã siết chặt hơn nữa bằng những biệt pháp như cấm các ngân hàng, dịch vụ thanh toán như Alipay cung cấp các dịch vụ liên quan tới crypto. Vào tháng 6/2021, chính quyền cấm cửa việc khai thác bitcoin do lo ngại những vấn đề môi trường và đã khiến cuộc tháo chạy của các thợ đào ở Trung Quốc.
Lần cấm này được thông báo tới mười cơ quan bao gồm các cơ quan chủ chốt như:
- Tòa án Nhân dân Tối cao
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Bộ Công an
Hành động nhằm thể hiện thêm lập trường cứng rắn và quan điểm chống tiền điện tử của các cơ quan cấp đầu nhà nước. Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước cũng tham gia, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy việc làm mạnh tay sẽ tăng lên.
Sự phối hợp cửa các cơ quan chính phủ
Tài liệu PBOC lần đầu tiên được công bố vào ngày 15/9/2021 và tài liệu cấm các hoạt động khai thác của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc được ban hành vào ngàu 3/9/2021. Cả hai đều được đăng trung thời điểm lên trang chủ chính thức của chính phủ vào thứ Sáu, cho thấy sự hợp tác giữa tất cả các cơ quan tham gia.
Không giống như các tuyên bố của chính phủ trước đây đề cập đến tiền điện tử theo cùng một cách gọi, tài liệu lần này đã chỉ đích danh các tài sản số bao gồm Bitcoin, Ethereum và Tether (USDT), khi các đồng stablecoin đã bắt đầu bị các nhà chức trách Trung Quốc chú ý.
Tuyên bố cấm mới của PBoC vào đúng thời điểm thị trường tài chính toàn cầu đang chao đảo do công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande vướng mắc khoản nợ 300 tỷ đô, chỉ trong tuần giá của các chỉ số lớn đã giảm mạnh kéo theo thị trường tiền điện tử không thoát khỏi những cuộc bán tháo.
Không rõ liệu chính sách đàn áp tiền điện tử lần này của Trung Quốc có thành công hay không khi chính phủ chỉ nhắm vào các tổ chức tài chính, các công ty cung cấp dịch vụ tiền điện tử nhưng việc mua các đồng coin tại Trung Quốc đã nở rộ bằng hình thức ngang hàng P2P thì người dùng trao đổi với người dùng mà không hề qua các giao dịch, chắc chắc những người Trung Quốc muốn mua crypto thì không hẳn họ không có cách để né trách sự giám sát của chính phủ.
Tham khảo: CNBC