Quốc hội thông qua Dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.2 nghìn tỷ đô, mở đường cho việc đánh thuế tiền điện tử tại Mỹ

quoc hoi my thong qua du luat co so ha tang

Nếu dự luật cơ sở hạ tầng mới được Tổng thống Biden phê duyệt, IRS sẽ có thể thu được 28 tỷ đô từ việc đánh thuế tiền điện tử.

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.2 nghìn tỷ đô để cải thiện cơ sở hạ tầng của Mỹ thông qua nhiều cách khác nhau trong đó có cả việc đánh thuế các nhà môi giới tiền điện tử.

Dự luật, đã được Quốc hội thông qua với số phiếu cuối cùng là 228–206, số phiếu này đã báo hiệu một thời điểm lịch sử quyết định tới thị trường tiện điện tử tại Mỹ. Khi soạn thảo dự luật này các thượng nghị sĩ đã thêm một điều khoản định nghĩa “nhà môi giới” để đánh thuế tới các tổ chức giao dịch tiền điện tử.

Nếu tổng thống Biden ký dự luật, các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung như Coinbase sẽ bị coi là “nhà môi giới” và sẽ phải báo cáo giao dịch của họ trực tiếp cho IRS.

Các nhà môi giới sẽ phải nộp biểu mẫu 1099 bao gồm tên và địa chỉ của các khách hàng mà họ quản lý. Một ước tính cho thấy nếu dự luật được ký chính phủ Mỹ sẽ thu thêm được 28 tỷ đô thuế thông qua thị trường tiền điện tử.

Định nghĩa “nhà môi giới” được cho là không rõ ràng, nếu hiểu theo một nghĩa rộng thì nó bao gồm hầu như mọi thứ trong thị trường tiền điện tử bao gồm các công ty khai thác, các công ty quản lý các ví tiền điện tử, các nhà phát triển ứng dụng dApp. Với sự bảo mật và ẩn danh của blockchain thì việc truy thu sẽ rất khó khăn nếu như dự luật được thông qua.

Vào đầu tháng 8, khi dự luật đang được soạn thảo, Thượng viện đã từ chối một sửa đổi để miễn thuế cho một số điều kiện.

Bản sửa đổi Toomey-Warner-Lummis-Sinema-Portman muốn làm rõ ràng những người như thợ đào, những người xác thực, nhà cung cấp ví, các nhà phát triển giao thức sẽ không bắt buộc phải khai báo cho IRS.

Thượng nghị sĩ Richard Shelby đã cố gắng đưa ra sửa đổi của riêng mình và đề xuất tăng 50 tỷ đô trong chi tiêu quân sự theo đề xuất của Toomey-Warner-Lummis-Sinema-Portman. Thượng nghị sĩ Toomey sau đó đã yêu cầu cả phòng thống nhất đề xuất này nhưng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã từ chối.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz sau đó đã yêu cầu bãi bỏ các quy định về tiền điện tử. Thượng nghị sĩ Shelby cũng đã cố gắng sửa đổi chi tiêu quân sự của mình. Cuối cùng Thượng nghị sĩ Cruz từ chối sửa đổi chi tiêu quân sự và dự luật vẫn giữ điều khoản thuế đánh vào các “nhà môi giới” tiền điện tử.

Hiện tại bộ tài chính Mỹ không cung cấp định nghĩa pháp lý chính xác về “nhà môi giói” để có thể làm sáng tỏ những thành phần nào sẽ phải đóng thuế, loại bỏ những lo ngại về những vấn đề pháp lý này.

Tham khảo: Decrypt

4.9/5 - (98 bình chọn)