Top 5 NFT đắt giá nhất mọi thời đại

top 5 nft dat gia nhat

Năm 2021 sẽ đi vào lịch sử khi đã chứng kiến sự bùng nổ của NFT khi đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu người trên thế giới. Hiện nay NFT đã phát triển và có chỗ đứng trong thị trường khi vốn hóa đạt hàng tỷ đô.

Blockchain là một công nghệ mới mẻ đã giúp thay đổi thế giới kỹ thuật số, NFT là một trong số đó. Các NFT là một token không thể thay thế đại diện cho bất kỳ một cái gì trong thế giới kỹ thuật số, có thể là một tấm ảnh JPEG, một đoạn video hay một bài hát v.v… Các NFT có thể hoạt động trên bất kỳ mạng blockchain nào. Khi mùa hè NFT bùng nổ vào năm 2021 đã chứng kiến sự tăng giá điên cuồng khi có những NFT được bán với giá hàng chục triệu đô. Hãy cùng Tạp chí Crypto khám phá top 5 NFT đắt giá nhất thế giới.

The Merge NFT – giá 92 triệu đô

The Merge NFT, tác phẩm NFT có giá trị đắt nhất thế giới. Ảnh: Niftygateway.com
The Merge NFT, tác phẩm NFT có giá trị đắt nhất thế giới. Ảnh: Niftygateway.com

The Merge là tác phẩm NFT đắt giá nhất được bán cho tới nay, tác phẩm được tạo bởi một nghệ sỹ bởi một nghệ sĩ ẩn danh có tên Pak. Tác phẩm nghệ thuật đã được bán với giá 91.8 triệu đô vào ngày 6/12/2021. The Merge là một tác phẩm nghệ thuật duy nhất bao gồm một nhóm các bộ sưu tập nhỏ hơn mà người dùng có thể mua. Tác phẩm được chia nhỏ thành 312,686 mảnh và bán cho 28,983 người. Tính tới cuối đợt bán hàng tác phẩm đã thu về tổng 91.8 triệu đô.

NFT The First 5000 Days – giá 69 triệu đô

Một góc của tác phẩm The First 5000 Days. Nguồn: Ảnh chụp màn hình.
Một góc của tác phẩm The First 5000 Days. Nguồn: Ảnh chụp màn hình.

Trước khi tác phẩm The Merge được bán vào tháng 12/2021 và lập kỷ lục doanh số thì , Everydays: The First 5000 Days đã giữ kỷ lục về NFT đắt nhất được bán trong mười tháng liên tiếp. Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi nghệ sĩ kỹ thuật số có tên Michael Winkelmann, hay biết tới với biệt danh Beeple. The Everydays: The First 5000 Days là một tác phẩm nghệ thuật quan trọng trong cộng đồng NFT vì nó trở thành tiền thân cho những người dùng mới tham gia khám phá NFT.

NFT Clock – giá 53 triệu đô

Tác phẩm NFT Clock. Nguồn: ored.art
Tác phẩm NFT Clock. Nguồn: ored.art

Tác phẩm NFT Clock được tạo ra bởi Pak và Julian Assange. Nó bao gồm một mảnh NFT hoạt động như một chiếc đồng hồ đếmn ngược ngày Assange, người sáng lập WikiLeaks bị bỏ tù. Tác phẩm được tạo ra để giúp gây quỹ bảo vệ pháp lý của Assange. Người mua là AssangeDAO, một tập hợp những người ủng hộ Assange đã góp vốn cùng mua.

NFT Human One – giá 29 triệu đô

Tác phẩm NFT Human One. Nguồn: Christie's
Tác phẩm NFT Human One. Nguồn: Christie’s

Human One là một tác phẩm nghệ thuật khác của NFT do Beeple thực hiện được bán với giá gần 29 triệu đô. NFT là tác phẩm điêu khắc năng động mang tính sống động cao kể về một phi hành gia đang lang thang. Tác phẩm sau đó được Ryan Zurrer mua lại. Beeple cho biết rằng tác phẩm mô tả một người được tạo ra trong metaverse. Tác giả còn hứa sẽ luôn cập nhật tác phẩm trong suốt cuộc đời mình. Điều này đồng nghĩa dù tác phẩm đã được bán cho Zurrer, Beeple vẫn có quyền truy cập từ xa vào tác phẩm để tiến hành cập nhật.

NFT CryptoPunk # 5822 – giá 24 triệu đô

Tác phẩm NFT CryptoPunk # 5822. Nguồn: Opensea.io
Tác phẩm NFT CryptoPunk # 5822. Nguồn: Opensea.io

CryptoPunk # 5822 vẫn là tác phẩm NFT đắt nhất trong bộ sưu tập NFT của CryptoPunk. Tác phẩm đã được bán cho Giám đốc điều hành của Chain , Deepak Thapliyal với giá 23.7 triệu đô vào 12/2/2021. Các NFT của CryptoPunk đã trở thành hiện tượng vào năm ngoái khi trở thành một NFT có khối lượng giao dịch hơn 9 tỷ đô. CryptoPunk #5822 gồm hình ảnh một người đang đội chiếc khăn màu xanh. Có thông tin cho rằng tác phẩm này đã được bán trong thời điểm ban đầu với giá 1ETH, tức trên dưới 2,000$ vào thời điểm đó.

Tại sao NFT có giá trị?

NFT đã và đang tiếp tục thay đổi cách chúng ta nghĩ về nghệ thuật. Trong khi phần lớn các NFT là vô giá trị thì đã có rất nhiều các NFT được bán với giá hàng triệu đô và biến NFT trở thành thị trường lớn với khối lượng giao dịch vượt thị trường nghệ thuật truyền thống. NFT có giá trị phần lớn do sự tò mò khi đây là một mảng khá mới trong chuỗi tiến hóa của công nghệ blockchain, như ta thấy mùa hè năm 2020 đã chứng kiến sự bùng nổ của DeFI (tài chính phi tập trung). Hơn nữa các NFT như CryptoPunks và BAYC đã xây dựng một kho NFT giá trị và một cộng động đông đảo và mạnh mẽ đã khiến nhu cầu sở hữu các NFT tăng đột biến.

Các nghệ sỹ nổi tiếng đã bán được những tác phẩm số của mình với giá hàng chục triệu đô như trường hợp của Beeple, việc đó đã nâng tầm mảng NFT trở thành một thị trường tiềm năng. NFT là một mảng mới, có rất nhiều người cũng chưa hề biết tới lợi ích mà NFT mang lại, những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được bán với giá rất cao nhưng với số lượng thiểu số, thị phần NFT sẽ bùng nổ hơn nữa nếu có sự kết hợp chặt chẽ với thị trường nghệ thuật truyền thống.

Tham khảo: Cryptonews

4.7/5 - (71 bình chọn)