Trong 12 năm Trung Quốc đã cấm tiền điện tử 18 lần

trung quoc cam tien dien tu 1

Kể từ năm 2009, thời điểm Bitcoin mới ra mắt. Trung Quốc và Hong Kong đã cấm hoặc gây ra những FUD không có lợi 18 lần.

Giá Bitcoin hôm nay đã giảm 5% sau khi có tin tức Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tuyên bố tất cả các giao dịch tiền điện tử là bất hợp pháp.

Hãy cùng nhìn lại 12 năm qua xem các FUD của Trung Quốc có làm suy yếu thị trường tiền điện tử hay không?

Trung Quốc cấm ‘tiền ảo’ lần đầu tiên vào năm 2009

1 – Các nhà quản lý Trung Quốc chưa bao giờ bày tỏ thái độ ủng hộ tiền điện tử. Khi tiền điện tử vẫn còn sơ khai, tức là năm 2009, Bộ Văn hóa và Bộ Thương mại Trung Quốc đã cấm sử dụng “tiền ảo” để giao dịch hàng hóa. Mặc dù không nhắm mục tiêu cụ thể đến Bitcoin nhưng động thái này dường như đã đặt tiền lệ cho các quy định đàn áp thị trường tiền điện tử trong thập kỷ qua.

Lệnh cấm đầu tiên dành riêng cho Bitcoin được đưa ra vào năm 2013

2 – Vào năm 2013, ngân hàng trung ương Trung Quốc PBoC đã ngăn các tổ chức tài chính Trung Quốc xử lý các giao dịch với BTC và gọi Bitcoin là một loại tiền tệ không có “ý nghĩa thực sự”. Tin tức đã khiến giá BTC giảm xuống dưới 1,000 đô. Khi đó sàn BTCC là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch.

Những lời đe dọa về lệnh cấm giả mạo đã xảy ra vào năm 2014

3 – Năm 2014 đã xảy ra hàng loạt những tin tức giả từ các cơ quan quản lý PBoC nhưng hiệu quả chúng mang lại cũng tương tự như tin tức thật.

4 – Vào tháng 3/2014, một tin tức giả được đăng tải trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc tuyên bố rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc đã lên kế hoạch dừng tất cả các giao dịch Bitcoin ở nước này trong chưa đầy một tháng. Mặc dù là tin tức giả nhưng đã khiến giá Bitcoin chao đảo.

5 – Cùng thời điểm đó, sàn giao dịch tiền điện tử FXBTC có trụ sở tại Trung Quốc cho biết họ sẽ đóng cửa trong bối cảnh các cơ quan quản lý đe dọa cấm cửa các sàn giao dịch. Cả hai tin giả mạo đã tích cực gây áp lực lên thị trường và đã khiến giá Bitcoin tụt giảm từ 700 đô xuống 340$.

6 – Mặc dù tin tức giả đã khiến giá Bitcoin sụt giảm trong thời gian nhưng Bitcoin đã lấy lại đà tăng trường thi quay lại mốc 600$ vào cuối tháng 5/2014.

Vụ hack sàn Bifinex có trụ sở tại Hong Kong

Bifinex

7 – Mặc dù không hoạt động trực tiếp Trung Quốc, sàn giao dịch tiền điện tử lớn có trụ sở tại Hồng Kông Bitfinex là nạn nhân của một trong những vụ hack lớn nhất vào tháng 8/2016. Tin tặc đã đánh cắp khoảng 119,756 BTC trị giá hơn 5 tỷ đô tại thời điểm bị tấn công. Các giao dịch từ vụ hack vẫn được theo dõi cho tới ngày nay. Vào thời điểm đó, tin tức về vụ hack sàn giao dịch lớn được cho là đã khiến giá BTC giảm hơn 10% trong hai ngày.

Tuy nhiên, đến tháng 9 giá đã tăng trở lại mức trước khi hack.

Năm 2017, Trung Quốc đàn áp các sàn giao dịch 2 lần.

8 – Vào tháng 9/2017, chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm các sàn giao dịch phục vụ những người dùng tại quốc gia tỷ dân. Ngân hàng trung ương Trung Quốc PBoC đưa thông báo rằng công dân Trung Quốc sẽ không được phép tài trợ cho các đợt chào bán mã thông báo ban đầu (ICO).

Kể từ lệnh cấm, Bitcoin đã mất ba tháng để tăng tưởng từ mức 4000$ lên đỉnh của năm 2017 là 20,000$.

9 – Trong thời điểm tiền điện tử đang nhận được sự quan tâm lớn của người Trung Quốc và thế giới, sàn giao dịch BTCC thông báo sẽ đóng cửa trong bối cảnh các nhà chức trách liên tục gia tăng sức ép.

Tuy nhiên, thị trường tiếp tục tục phục hồi qua giai đoạn này, những cuộc bán tháo chỉ xảy ra trên quy mô nhỏ.

Các báo cáo truyền thông dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin tiền điện tử ngắn vào năm 2018

10 – Vào tháng 1/2018, các báo cáo đã chỉ ra rằng công dân Trung Quốc có thể đã gây ra sự sụp giảm giá trị tiền điện tử.

11 – Mặc dù nhiều người cho rằng sự sụt giảm giá trị này là do các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng quốc gia này đang siết chặt các hoạt động khai thác tiền điện tử. Vào giữa tháng 2/2018, giá Bitcoin đã giảm hơn 65% xuống còn 6,852$.

Điều này dường như chỉ có ảnh hưởng trong ngắn hạn khi vào cuối tháng giá Bitcoin đã phục hồi về ngưỡng 11,000$.

FUD Trung Quốc trở lại vào năm 2019

12 – Giá Bitcoin giảm nhẹ vào tháng 4/2019 khi bản dự thảo từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia tiết lộ cơ quan chính phủ đang xem xét việc cấm khai thác ở nước này một lần nữa.

13 – PBoC đã theo dõi động thái này và đưa ra thông báo rằng những giao dịch crypto sẽ bị “xử lý ngay lập tức” khi được phát hiện.

Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau ‘cuộc tắm máu tiền điện tử’ vào năm 2020

Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau 'cuộc tắm máu tiền điện tử' vào năm 2020

14 – “Cuộc tắm máu tiền điện tử” vào tháng 3/2020, trong đó giá của gần như tất cả các loại tài sản từ chứng khoán, bất động sản, thị trường tiền điện tử đểu chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phần lớn được cho là do các thợ đào đã bán tháo Bitcoin đang nắm giữ.

15 – Chính phủ Hồng Kông đã công bố kế hoạch cấm giao dịch tiền điện tử như một phần trong nỗ lực truy quét nạn rửa tiền vào tháng 11/2020.

Năm đầu tiên của đại dịch COVID kết thúc với việc Bitcoin phá vỡ mức 20,000 đô lần đầu tiên sau ba năm, đạt mức cao nhất là 30,000 khi năm 2020 kết thúc.

FUD 2021

FUD trung quốc 2021

15 – Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh toán và Bù trừ Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo không nên đầu tư vào tiền điện tử vì những rủi ro tiềm ẩn vào tháng 5/2021.

16 – Vào tháng 6/2021, PBoC đã ra lệnh cho các ngân hàng Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động không cung cấp dịch vụ ngân hàng và thanh toán cho khách hàng tham gia vào các giao dịch liên quan đến tiền điện tử.

17 – Cùng tháng đó, các quan chức đã ra lệnh cấm hàng loạt các hoạt động khai thác quy mô lớn, đây là lần truy quét mạnh nhất từ trước tới nay khiến các thợ đào tháo chạy khỏi quốc gia này.

18 – Tới nửa cuối tháng 9/2021, Trung Quốc tiếp tục đưa ra tuyên bố rằng tất cả các giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc là bất hợp pháp.

Trung Quốc đã cố giết thị trường tiền điện tử 18 lần nhưng chưa thành công

Bao gồm tin tức từ hôm qua từ PBoC, tổng cộng đã có 11 lệnh cấm từ các cơ quan quản lý Trung Quốc và Hồng Kông chính thức hoặc không chính thức nhắm vào tiền điện tử, sàn giao dịch hoặc các hoạt động khai thác. Trong đó có 7 lần xảy ra bởi các vấn đề như tin tức giả mạo, sự sụt giảm giá do vụ hack sàn Bitfinex nhưng nhìn chung trong 12 năm qua, Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường gần 20 lần.

Tham khảo: Cointelegraph

2.8/5 - (117 bình chọn)