TVL là gì? – Sức sống của DeFi

tvl defi la gi

DeFi – là một mảnh ghép mới của blockchain bùng nổ vào hè năm 2020, sự ra mắt của tài chính phi tập trung đã giải quyết được những vấn đề khó của thế giới crypto kể từ lần bùng nổ cuối năm 2017.

TVL là gì?

TVL là gì

TVL là viết tắt của Total Value Locked, dịch sang tiếng Việt là “tổng tài sản bị khóa”. Đây là một chỉ số phổ biến trong đầu tư DeFi dùng để đánh giá giá trị tổng thể của tài sản bằng đồng đô la Mỹ hoặc bất kỳ một loại tiền tệ fiat nào khác được lưu trữ trên các giao thức DeFi hoặc một dự án DeFi bất kỳ. TVL được tính bao gồm các thành phần như cho vay (lending), đặc cược (staking) và nhóm tạo thanh khoản (liquidity pools) trên các giao thức được thể hiện bằng các hợp đồng thông minh. TVL trong staking là một chỉ số rất quan trọng trong các giao thức khi nó thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư muốn hỗ trợ nền tảng để nhận lãi suất. Tính tới năm 2022, TVL đã tăng trưởng mạnh mẽ trong các giao thức khi đạt con số gần 200 tỷ đô, vào hè năm 2020 khi DeFi bắt đầu bùng nổ con số chỉ là hơn 400 triệu đô. Về mặt con số giá trị của TVL thường được tính theo tiền tệ fiat hoặc theo giá trị tài sản mà giao thức đó nắm giữ, nhưng thông thường là tính theo tài sản nên sẽ luôn có biến động TVL do thị trường thay đổi.

Tại sao TVL lại quan trọng trong DeFi?

DeFi hoạt động được phần lớn phụ thuộc vào các tài sản thế chấp hoặc cho vay hoặc tính thanh khoản trong các giao dịch. TVL quan trọng vì nó chỉ ra tác động của vốn đối với lợi nhuận và khả năng sử dụng của ứng dụng DeFi đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư. Khi TVL của DeFi tăng lên kéo theo sự gia tăng tính thanh khoản, sự phổ biến và tính linh hoạt. Những yếu tố này sẽ góp phần vào thành công của dự án. TVL cao tương đương sẽ có nhiều vốn bị khóa trong các giao thức DeFi. Ngược lại TVL thấp tương đương khả năng thanh khoản và các yếu tố nguồn cung sẽ yếu và hạn chế hơn. Các số liệu phân tích của thị trường DeFi ngày nay đã dễ dàng tiếp cận hơn nhờ các công ty phân tích dữ liệu như DeFi Pulse và DefiLlama.

Giao diện nền tảng phân tích dữ liệu DeFi - DefiLlama. Ảnh: Chụp màn hình.
Giao diện nền tảng phân tích dữ liệu DeFi – DefiLlama. Ảnh: Chụp màn hình.

DeFi Pulsse là nền tảng chuyên phân tích các dữ liệu và sự chuyển dịch dòng vốn của DeFi trên nền tảng blockchain Ethereum, trong đó DefiLlama sẽ phân tích TVL trên đa nền tảng blockchain.

Cách TVL được tính toán

Các ứng dụng DeFi luôn được tạo ra không ngừng cải tiến và phát triển do đó các ứng dụng phân tích sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích dữ liệu để đưa ra những số liệu chính xác cho người dùng. Hầu hết các nền tảng phân tích dữ liệu thường tính các dự án hoặc mạng blockchain có tổng TVL trên 1 tỷ đô trở lên. TVL càng cao thì khẳng định sức khỏe của dự án hoặc nền tảng được phân tích càng đáng tin cậy. Không hẳn tất cả các dự án DeFi đều an toàn, các công ty phân tích luôn đưa ra những cảnh báo rủi ro nếu TVL thấp nhưng đem lại một mức lợi nhận cao, đó là sự rủi ro. Có ba yếu tố chính để xem xét tính toán TVL của giao thức DeFi.

Ba yếu tố chính sử dụng để tính toán TVL của một giao thức DeFi. Ảnh: Cointelegraph.
Ba yếu tố chính sử dụng để tính toán TVL của một giao thức DeFi. Ảnh: Cointelegraph.

Để tính được TVL, đầu tiên sẽ cần tới giá hiện tại của dự án, sau đó nhân với tổng nguồn cung đang lưu hành sẽ tìm được vốn hóa thị trường, sau đó chia tất cả cho nguồn cung lưu hành tối đa sẽ tìm được TVL. Khi chia tổng vốn hóa thị trường của một tài sản bị khóa cho tổng giá trị bị khóa, sẽ thu được tỷ lệ TVL. Tỷ lệ TVL có thể giúp xác định xem giao thức DeFi cần tính có bị đánh giá cao hay thấp. Nếu tỷ lệ dưới 1, dự án cần tính đang được định giá thấp và có thể sẽ tăng trưởng trong tương lai. Ngược lại nếu dự án hoặc giao thức đang được tính và tỉ lệ quá cao thì sẽ không còn dư địa tăng trưởng.

Dự án nào có TVL cao nhất?

DeFi đã bùng nổ vào mùa hè năm 2020, kể tử đó tới nay TVL của các giao thức đã tăng mạnh mẽ tới nay. Trong khoảng đầu năm 2020 TVL bị khóa trong các giao thức chỉ đạt con số 630 triệu đô thì tới quý 1/2022 con số đã là hơn 172 tỷ đô, tương đương mức tăng 27.300%. Theo DefiLlama, những giao thức có TVL cao nhất hiện nay bao gồm MakerDAO (MKR) với TVL đạt 9.42 tỷ đô, tiếp theo là Curve (CRV) với 8.87 tỷ đô và AAVE (AAVE) với 8.24 tỷ đô.

10 giao thức có TVL cao nhất. Dữ liệu: DefiLlama
10 giao thức có TVL cao nhất. Dữ liệu: DefiLlama

Blockchain mạnh về DeFi nhất

Theo dữ liệu được phân tích từ DefiLlama, các giao thức đã phát triển trên đa nền tảng blockchain đặc biệt trong nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trong đó Ethereum vẫn là “vua”. Hiện tại mạng Ethereum đang có 500 giao thức DeFi được xây dựng tương ứng tới TVL 73 tỷ đô với 64% thị phần, tiếp theo là mạng BNB Chain với 8.74 tỷ đô TVL bị khóa chiếm 7.7%, thứ ba là Avalanche với 5.21 tỷ đô bị khóa với thị phần 4.5%. Các mạng blockchain nhỏ như như Solana có TVL 4.19 tỷ đô tương ứng 3.68% thị phần.

TVL luôn biến động mỗi ngày do thị trường tiền điện tử luôn biến động mỗi ngày, có thể những dữ liệu trong bài viết này sẽ khác tại thời điểm bạn đọc trong tương lai. Tuy nhiên theo tỉ lệ thị phần vượt trội của Ethereum cho thấy các dự án DeFi luôn ưu tiên tính an toàn hơn là sự trải nghiệm trên các mạng blockchain mới như Avalance hay Solana khi những mạng này sở hữu tốc độ nhanh hơn, chi phí rẻ hơn. Tóm lại, TVL chỉ là một con số tham khảo trong mảng DeFi của thị trường tiền điện từ, nó không đại diện cho tính thanh khoản hay sức khỏe của giao thức DeFi mà bạn dự định đầu tư. Bạn nên chủ động phân tích để đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp.

Tham khảo: Cointelegraph

4.4/5 - (86 bình chọn)