Cross Chain là gì? Giải pháp giúp các blockchain kết nối

Cross Chain là gì

Ngày nay có rất nhiều mạng blockchain được phát triển, tuy nhiên chúng tạo ra sự phân mảnh riêng lẻ tạo ra một thách thức mới đó là khả năng tương tác. Vậy Cross Chain đã ra đời để giải quyết vấn đề này, đây là giải pháp tuyệt vời không chỉ hỗ trợ các blockchain mà còn kéo theo sự vươn lên của các ứng dụng DeFi.

Cross Chain là gì?

Cross Chain, còn được gọi là Interoperability Chain, là khái niệm chỉ khả năng kết nối và tương tác giữa các mạng blockchain khác nhau. Với Cross Chain, các blockchain không chỉ hoạt động độc lập mà còn có khả năng truyền tải dữ liệu, thông tin và tài sản qua lại với nhau.

Sự tác tác qua lại giữa blockchain X và blockchain Y sử dụng Cross chain.
Sự tác tác qua lại giữa blockchain X và blockchain Y sử dụng Cross chain.

Cross Chain cho phép truyền tải thông tin giữa các blockchain bằng cách sử dụng giao thức và công nghệ liên kết. Có thể bao gồm sử dụng gateway để chuyển đổi dữ liệu giữa các mạng blockchain hoặc sử dụng giao thức tiêu chuẩn hóa (standardization protocol) để đảm bảo tính tương thích và tương tác mượt mà giữa chúng.

Xem thêm:

Sự ra đời của Cross chain

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain đã kéo theo hàng loạt các mạng độc lập được ra đời như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin …. Khi các dự án blockchain phát triển và mở rộng, việc giao tiếp và làm việc cùng nhau giữa các mạng trở thành một vấn đề vô cùng nan giải.

Chính điểm nghẽn của các mạng tạo điều kiện đề Crosschain được sinh ra.
Chính điểm nghẽn của các mạng tạo điều kiện đề Crosschain được sinh ra.

Trước khi có Cross Chain, mỗi mạng blockchain hoạt động độc lập với giao thức và quy tắc riêng. Việc truyền dữ liệu và tài sản giữa các mạng này chỉ có thể thực hiện qua các sàn giao dịch tiền ảo hoặc một số bên thứ ba.

Chính những vấn đề về phân mảnh mạng và việc cần các sàn CEX để làm trung gian đó đã khiến việc chuyển coin/token từ mạng A sang mạng B quá mất thời gian. Crosschain ra đời để giải quyết vấn đề có.

Nguyên lý hoạt động của Cross Chain

Nguyên lý hoạt động của Cross Chain dựa trên việc tạo ra khả năng kết nối và tương tác giữa các ạng blockchain khác nhau. Trong đó có ba thành phần chính và quan trọng nhất là Lock and Mint, Burn and Mint, và Lock and Unlock.

Các cơ chế trên được sử dụng để truyền tải dữ liệu, thông tin và tài sản giữa các mạng blockchain khác nhau. Tất cả đảm bảo rằng một tài sản từ mạng A sẽ tương ứng ở mạng B về cả giá trị và thanh khoản.

Nguyên lý lock, mint và burn giúp một token từ mạng blockchain A được chuyển tương đương giá trị sang blockchain B.
Nguyên lý lock, mint và burn giúp một token từ mạng blockchain A được chuyển tương đương giá trị sang blockchain B.

Lock and mint

Trong cơ chế này, tài sản từ một mạng blockchain được khóa và sau đó tạo ra phiên bản tương đương trên một blockchain khác. Quá trình khóa bao gồm việc đóng băng tài sản trên mạng chính, sau đó quá trình tạo mới (mint) là việc tạo ra phiên bản tương tự trên mạng blockchain cần.

Burn and mint

Sau khi quá trình lock hoàn tất thì quá trình tiêu hủy (burn) tài sản trên một blockchain A và tạo ra phiên bản tương tự trên blockchain B (gọi là mint) sẽ bắt đầu. Trong khi quá trình này diễn ra tài sản được gửi vào một địa chỉ không thể truy xuất. Sau khi hoàn tất thì một số lượng topken tương đương sẽ được tạo mới trên mạng blockchain B.

Lock and unlock

Cuối cùng là quá trình khóa token lại trên mạng A và mở khóa trên mạng B và hoàn tất quá trình chuyển đổi. Trong quá trình khóa, tài sản được đóng băng và không thể sử dụng trên mạng A, khi mở khóa trên mạng B việc sử dụng sẽ diễn ra theo yêu cầu và cơ chế của mạng đó.

Tóm lại, Cross chain là một cách tuyệt vời để biến một token hoặc đồng coin ví dụ như Bitcoin có thể xuất hiện trên blockchain Ethereum. Rất nhiều dự án tuyệt vời đã ứng dụng công nghệ này, nổi tiếng nhất phải nói tới các Wrapped token như Wrapped Bitcoin.

Phân loại cross chain

Có nhiều cách để phân loại cross-chain bridge dựa trên các yếu tố, tuy nhiên sẽ có ba loại chính mà bạn sẽ gặp thường xuyên hơn gồm:

Các phân loại Cross chain phổ biến nhất hiện nay.
Các phân loại Cross chain phổ biến nhất hiện nay.

Trustless Bridge (Cross-chain bridge không tin cậy)

Đây là một loại cross-chain bridge không đòi hỏi sự tin cậy vào một bên thứ ba. Nó được xây dựng dựa trên các giao thức và cơ chế tiêu chuẩn hóa như hash time-locked contracts (HTLC), threshold signatures, hoặc multi-signatures để đảm bảo tính an toàn khi chuyển coin/token giữa các mạng.

Centralized Bridge

Ngược lại so với Trustless, Centralized crosschain là một cơ chế hoạt động dựa trên sự tin cậy vào một bên thứ ba. Nó yêu cầu người dùng gửi tài sản đến một địa chỉ giao dịch trung gian để nhận được tài sản tương ứng trên mạng B. Tuy nhiên cách làm này được sự tiện lợi nhưng mất đi tính phân quyền vốn có của blockchain.

Cross chain hỗn hợp

Đây là một phương pháp kết hơp những ưu điểm của hai loại trên. Nó có thể sử dụng các phương pháp và công nghệ để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật trong việc chuyển tài sản xuyên chuỗi mà không cần phải dựa hoàn toàn vào một bên thứ ba.

Lợi ích của Cross Chain

Tăng tính tương tác giữa các blockchain

Cross Chain cho phép các mạng blockchain khác nhau tương tác qua lại với nhau vô cùng dễ dàng. Những dữ liệu, thông tin và tài sản được chuyển đổi qua lại giữa các blockchain mang tới khả năng kết nối đa dạng hơn.

Tăng bảo mật và an toàn cho giao dịch

Bằng cách kết nối các mạng blockchain với nhau, việc truyền tải dữ liệu và tài sản được thực hiện theo các quy tắc và giao thức chung. Cách này cũng giảm rủi ro của việc sử dụng các bên trung gian thứ ba không đáng tin cậy.

Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ứng dụng

Việc kết nối các blockchain khác nhau cho phép các nhà phát triển tận dụng các ưu điểm và tính năng của mỗi mạng để xây dựng các ứng dụng phức tạp và đa dạng hơn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng đa chuỗi hỗ trợ người dùng tốt, nhanh, phí rẻ và đa năng.

Vấn đề của Cross Chain

Khả năng mở rộng

Khi các mạng blockchain khác nhau kết nối và tương tác với nhau, việc xử lý lượng giao dịch và dữ liệu vô cùng lớn sẽ là một thách thức khá lớn cho các mạng. Đặc biệt nếu mỗi mạng blockchain sử dụng một giải pháp khác nhau. Để quá trình hoạt động mượt mà nhất, các mạng cần cải tiến hiệu suất , tăng cường khả năng xử lý giao dịch và khả năng lưu trữ dữ liệu.

Khả năng tương thích

Mỗi mạng blockchain có thể sử dụng các quy tắc, giao thức và tiêu chuẩn riêng, điều này có thể tạo ra rào cản khá lớn trong việc hoạt động của Cross chain. Để cross chain hoạt động tốt và ổn định thì cần sự sự đồng thuận về một tiêu chuẩn chung nào đó.

Vấn đề bảo mật

Các nhóm ngành bị hack trong năm 2022, trong đó các cầu nối chuyên chuỗi cross chain thiệt hại nặng nhất.
Các nhóm ngành bị hack trong năm 2022, trong đó các cầu nối xuyên chuỗi cross chain thiệt hại nặng nhất.

Bảo mật có lẽ là vấn đề còn tồn đọng nhiều nhất mà cross chain đang phải đối mặt. Trong cả năm 2022 có tới hơn 10 vụ hack và có đến 4 vụ liên quan tới các cross chain gồm Ronin Network, Wormhole, Nomad, Harmony với tổng thiệt hại lên đến hơn 1,2 tỷ USD.

Các giao thức này đều sử dụng hợp đồng thông minh để xử lý giao dịch, và đây cũng là lớp nhạy cảm nhất và rất dễ bị tấn công.

Một số dự án Cross chain lớn

Polkadot

Polkadot là một nền tảng Cross Chain phát triển bởi Web3 Foundation
Polkadot là một nền tảng Cross Chain phát triển bởi Web3 Foundation.

Blockchain Polkadot cho phép các mạng blockchain khác nhau kết nối và tương tác với nhau thông qua cơ chế gọi là Parachains và Bridge. Polkadot tập trung vào việc cung cấp một hệ sinh thái đa chuỗi nhanh và có khả năng mở rộng để thuận lợi cho phát triển ứng dụng.

Cosmos

Cosmos là một hệ sinh thái blockchain giao thức Open Tendermint, cung cấp khả năng tương tác và kết nối giữa các mạng blockchain thông qua giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC). Cosmos cho phép truyền tải dữ liệu và tài sản giữa các chuỗi khác nhau rất dễ dàng.

Wanchain

Wanchain là một nền tảng blockchain phân tán và có khả năng Cross Chain. Nó cung cấp cầu nối (bridge) để kết nối các mạng blockchain khác nhau và hỗ trợ chuyển dữ liệu & tài sản giữa các mạng. Wanchain tập trung vào việc tạo ra một hệ sinh thái tài chính phi tập trung DeFi đa năng, phí rẻ và tốc độ nhanh.

Ren

Ren là một giao thức Cross Chain tập trung vào việc trao đổi tài sản giữa các mạng với nhau.
Ren là một giao thức Cross Chain tập trung vào việc trao đổi tài sản giữa các mạng với nhau.

Ren sử dụng mô hình phi tín nhiệm (trustless) và các smart contract để đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho quá trình truyền tải. Giao thức Ren hỗ trợ nhiều mạng blockchain như Bitcoin, Ethereum và Binance Smart Chain.

Chainlink

Chainlink không chỉ là một dự án Oracle, mà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết nối Cross Chain. Chainlink cung cấp giải pháp cho các dự án Cross Chain bằng cách cung cấp dữ liệu chính xác cho các mạng blockchain giúp đảm bảo tính chính xác trong quá trình chuyển đổi.

Kết luận

Cross chain là một công nghệ tuyệt vời, nó cho phép tăng tính tương tác giữa các blockchain, tăng bảo mật và an toàn cho giao dịch. Người dùng có thể hưởng lợi với hàng loạt những ứng dụng, mạng blockchain mang tới khả năng hỗ trợ đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau.

Bên cạnh nhiều lợi ích quá tốt thì cross chain cũng có nhiều vấn đề khá lớn như tiềm ẩn rủi ro về bảo mật và khả năng tương thích không phải toàn diện với hầu hết các mạng blockchain.

Một số câu hỏi thưởng gặp về Cross Chain là gì:

Cross Chain là gì?

Cross Chain là khả năng kết nối và tương tác giữa các mạng blockchain khác nhau.

Có những dự án Cross Chain nổi bật nào?

Một số dự án Cross Chain nổi bật là Polkadot, Cosmos, Wanchain, Ren, Chainlink và Avalanche.

Trước khi có cross chain việc chuyển đổi tài sản giữa các mạng diễn ra như nào?

Thông thường sẽ diễn ra trên các sàn crypto, người dùng nạp coin lên sau đó bán và chuyển đổi sang tài sản mong muốn.

4.3/5 - (71 bình chọn)