Có lẽ nhiều người tham gia thị trường crypto từ những năm 2017 sẽ không lạ lẫm với OneCoin là gì? Tuy nhiên với người mới đây là một chủ đề khá mới mẻ. Một dự án từng được đưa lên mây xanh với những lời hoa mỹ khi có thể cạnh tranh ngang hàng với Bitcoin nhưng cuối cùng biến mất không một dấu vết. Hàng nghìn nhà đầu tư mất trắng tài sản và các cơ quan như SEC và Interpol phải vào cuộc để làm rõ vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi này.
OneCoin là gì?
Onecoin là một loại tiền điện tử bị nghi ngờ là mô hình lừa đảo Ponzi. Nó được thành lập vào năm 2014 bởi một người sáng lập từ Bulgaria tên là Ruja Ignatova. Dự án được quảng cáo như là một cơ hội đầu tư hấp dẫn với lợi nhuận cao. Người tham gia Onecoin được khuyến khích đầu tư bằng cách mua các khóa học online với mức giá khác nhau, và sau đó nhận được một loại token để đào coin.
Lịch sử phát triển của Onecoin
Onecoin được thành lập vào năm 2014 bởi một nhà kinh doanh người Bulgaria tên là Ruja Ignatova. Cô là người đứng đầu công ty OneCoin Ltd., công ty có trụ sở chính tại Bulgaria. Người sáng lập cùng với nhóm phát triển khởi đầu dự án với sứ mệnh tạo ra một loại tiền điện tử mới cạnh tranh với Bitcoin.
Trong giai đoạn đầu, Onecoin được quảng cáo rộng rãi trên các diễn đàn và mạng xã hội. Cơ hội đầu tư lớn và lợi nhuận hấp dẫn thu hút một lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia vào dự án.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, Onecoin đã bị nhiều chuyên gia và các cơ quan quản lý tài chính như SEC và Europol nghi ngờ là một hình thức lừa đảo Ponzi. Sau đó liên tiếp các vụ việc liên quan đến lừa đảo và rửa tiền đã được hé lộ khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn. Cuối cùng, vào năm 2017, nhà sáng lập Ruja Ignatova đã bất ngờ biến mất và không còn liên lạc được.
Cơ chế hoạt động của Onecoin
Onecoin được tạo ra như một loại tiền điện tử và được quảng cáo như là một cơ hội đầu tư hấp dẫn với lãi suất rất cao từ đó thu hút những người mới. Theo đó dự án này sử dụng mô hình đa cấp để phát triển và mở rộng tệp khách hàng mới hằng ngày thông qua mô hình Ponzi (kim tự tháp).
Mô hình lừa đảo Ponzi là một kiểu gian lận tài chính trong đó lợi nhuận của những nhà đầu tư cũ được trả từ vốn của những nhà đầu tư mới tham gia. Mô hình này được đặt tên theo Charles Ponzi, một kẻ lừa đảo nổi tiếng vào những năm 1920.
oạt động của Onecoin thường dụ dỗ nhà đầu tư tham gia các khóa học online với mức giá khác nhau, bắt đầu từ 130 EUR. Nhà đầu tư sau đó được cung cấp token và phải mua thêm token để đào được Onecoin. Tỷ lệ quy đổi là 1 One token đổi lấy 0.1 EUR), tuy nhiên mạng blockchain của Onecoin không thực sự minh bạch và rõ ràng. Dự án này không được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn và có những dấu hiệu của lừa đảo nên được khá nhiều nhà đầu tư cảnh báo.
Onecoin và vấn đề bất hợp pháp
Sự mập mờ trong công nghệ sử dụng
Mặc dù Onecoin tuyên bố sử dụng công nghệ blockchain, nhưng thông tin về blockchain và công nghệ thực sự mà Onecoin sử dụng không hề được cung cấp công khai. Một dự án được mệnh danh là đối thủ của Bitcoin nhưng không hề có mã nguồn chính trên Github hay bất kỳ nền tảng nào khác.
Bitcoin là tài sản số hoạt động dựa trên mạng blockchain công khai giúp mọi người có thể thấy được giao dịch, mã nguồn của đồng tiền ảo này cũng được công bố rộng rãi. Trái ngược hoàn toàn mọi thông tin về Onecoin đều vô cùng bí mật và không ai thực sự biết mã nguồn dự án này sử dụng là gì.
Bị các trang web thống kê coin từ chối
Chính sự thiếu thông tin rõ ràng đó đã khiến hàng loạt các trang web liệt kê như CoinMaketCap và CoinGecko đã từ chối dự án này nhằm tránh gây rủi ro cho người dùng.
Xem thêm:
- CoinMarketcap là gì? Website theo dõi giá coin hàng đầu
- CoinGecko là gì? Nơi bạn có thể xem thông tin mọi đồng coin
Nhà sáng lập có tiểu sử không rõ ràng
Vấn đề khác liên quan đến Onecoin là tiểu sử không rõ ràng của người sáng lập, Ruja Ignatova. CEO này từng tốt nghiệp Đại học Oxford khoa Luật từ năm 2009. Tuy nhiên, trên website chính thức của dự án lại cho biết Ignatova tốt nghiệp Oxford từ năm 2004. Sự mập mở và sai lệch này khiến nhiều người hoài nghi về tính trung thực trong thông tin liệu người sáng lập dự án có đang tự vẽ một hồ sơ đầy màu sắc hay không?
Mọi việc chỉ vỡ lẽ vào tháng 10/2017 khi CEO tài năng đã biến mất chỉ sau một đêm. Cô biến mất chỉ sau khi một số vụ việc liên quan đến lừa đảo và rửa tiền liên quan đến Onecoin được các tờ báo lớn như CoinTelegraph phanh phui.
Tại sao OneCoin thu hút được nhiều người tham gia?
Lãi suất cực cao
Onecoin quảng cáo với lời hứa mang lại lãi suất cực kỳ cao cho nhà đầu tư. Lợi nhuận hấp dẫn và nhanh chóng được quảng bá rộng rãi đã làm lu mờ lý trí của những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường crypto. Đặc biệt trong giai đoạn mùa tăng trưởng 2017 đang bắt đầu cũng đúng là lúc Onecoin bùng nổ về lãi suất và các chương trình sinh lợi.
Marketing mạnh
Onecoin đã sử dụng chiến lược marketing rất mạnh, quảng cáo rộng rãi trên các diễn đàn, mạng xã hội và các sự kiện trực tiếp. Ngoài ra những chương trình tiếp thị liên kết, trả thưởng theo mô hình kim tự tháp cũng được nhà phát triển dự án khai thác triệt để.
Chiến lược này đã giúp Onecoin tăng đáng kể số lượng người tham gia và sự phổ biến lan tới ngóc ngách của các mạng xã hội.
So sánh sự khác biệt giữa Onecoin và Bitcoin
Tiêu chí | Onecoin | Bitcoin |
Nguồn gốc và người sáng lập | Người sáng lập không rõ ràng và đã biến mất | Người sáng lập ẩn danh với tên Satoshi Nakamoto |
Tính hợp pháp | Nhiều nghi ngờ và bị xem là lừa đảo Ponzi | Phổ biến và được chính phủ nhiều quốc gia công nhận |
Cơ chế hoạt động | Thiếu minh bạch, không rõ ràng về công nghệ và blockchain | Minh bạch, dựa trên công nghệ blockchain dựa trên thuật toán đồng thuận PoW và P2P |
Tổng cung | Không rõ | 21 triệu đồng |
Khai thác | Mua token để đào được nhiều coin hơn | Đào coin phức tạp dựa trên thuật toán |
Niêm yết sàn giao dịch | Không được niêm yết trên các sàn giao dịch tiền ảo lớn | Niêm yết trên tất cả các sàn dù lớn tới nhỏ |
Uy tín và phổ biến | Không uy tín | Được công nhận rộng rãi |
Giá trị | Vô giá trị | Phương tiện thanh toán và lưu trữ tài sản |
Bị Interpol truy nã và điều tra
Người sáng lập Onecoin Ruja Ignatova đã bị Interpol đưa vào danh sách truy nã quốc tế. Không những thế vả FBI cũng đang săn lùng vị CEO này với phần thưởng lên tới 250.000$ cho bất kỳ ai có thông tin.
Điều này liên quan đến các vụ việc liên quan đến lừa đảo và rửa tiền mà Onecoin đã thực hiện trong quá khứ. Mặc dù đã 6 năm kể từ thời điểm ả biến mất nhưng tới nay chưa có thông tin về Ruja Ignatova, có nhiều tin đồn rằng nữ tướng đã chết.
Kết luận
Onecoin là một dự án lừa đảo dựa trên mô hình Ponzi được cảnh báo, tuy nhiên trước khi sụp đổ đã có rất nhiều người đã tham gia đầu tư và mất trắng số tiền. Thị trường tiền ảo rất tiềm năng nhưng đi theo đó là những rủi ro và những bánh vẽ đầy màu sắc luôn thường trực tấn công các nhà đầu tư. Trước khi tham gia bạn nên chuẩn bị kiến thức crypto vững chắc và có một tinh thần thép để thắng được những cám dỗ của những kẻ lừa đảo.
Một số câu hỏi thường gặp về Onecoin là gì:
Tại sao Onecoin thu hút được nhiều người tham gia?
Onecoin thu hút nhiều người tham gia nhờ vào lời hứa mang lại lãi suất cực cao và chiến lược marketing mạnh
Onecoin và Bitcoin khác nhau như thế nào?
Onecoin là một loại tiền điện tử bị nghi ngờ là lừa đảo Ponzi, trong khi Bitcoin là một loại tiền điện tử được công nhận và phổ biến trên toàn thế giới
Có nên đầu tư vào Onecoin không?
Không, đây là một dự án lừa đảo và đã sụp đổ.
Onecoin ra mắt năm nào?
2014
Onecoin sụp đổ vào thời gian nào?
10/2017