Funding Rate là gì? Chỉ số cực quan trọng với các trader

Funding rate là gì?

Trong thị trường crypto, đặc biệt là các giao dịch phái sinh thì câu hỏi funding rate là gì được nhiều người quan tâm. Đây là chỉ số giúp tạo ra sự cân bằng của thị trường trong các giao dịch đòn bẩy. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này.

Funding Rate là gì?

Funding Rate là một cơ chế điều chỉnh giá trị hợp đồng tương lai (futures) so với giá thị trường giao ngay (spot) trong thị trường crypto. Đây là cơ chế điều chỉnh giá tự động thường thấy trong giao dịch future nhằm giúp giá của hai thị trường không quá mất cân bằng.

Chỉ số Funding rate có tác động khá lớn tới thị trường và các trader.
Chỉ số Funding rate có tác động khá lớn tới thị trường và các trader.

Cơ chế của Funding Rate dựa vào cân bằng giữa lực mua và lực bán trên thị trường. Khi thị trường có nhiều người muốn mua hợp đồng tương lai thì Funding Rate sẽ tăng dương. Ngược lại, nếu có nhiều người muốn bán hơn là mua, Funding Rate sẽ âm. Chỉ số này giúp cân bằng thị trường tránh trường hợp xảy ra bán tháo hoặc mua quá mạnh.

Funding rate sẽ được tính cứ sau mỗi 8 tiếng, mỗi ngày sẽ có 3 đợt điều chỉnh. Hầu hết các sàn giao dịch tiền ảo có dịch vụ phái sinh đều sử dụng cách này. Để có một cái nhìn khách quan bạn có thể xem bảng dữ liệu sau:

Funding Rate Dương (+)Funding Rate Âm (-)
Giá futures cao hơn giá spot.Giá futures thấp hơn giá spot.
Trader đang long (mua) sẽ trả tiền cho trader short.Trader đang short (bán) sẽ trả tiền cho trader long.
Tâm lý thị trường Bull marketTâm lý thị trường Beer market

Tại sao lại cần Funding Rate?

Funding Rate là một yếu tố quan trọng trong thị trường phái sinh, đặc biệt khi thị trường này cho phép kiếm lời ngay cả khi thị trường giá xuống. Hơn nữa với mức đòn bẩy cao sẽ tạo cơ hội sinh lời cao, do đó việc cần một chỉ số để neo giá thị trường này với giá spot sẽ rất cần thiết.

Funding Rate có tác động lớn tới giá của hai thị trường phái sinh và giao ngay.
Funding Rate có tác động lớn tới giá của hai thị trường phái sinh và giao ngay.

Ở các thị trường chứng khoán hay tài chính các hợp đồng phái sinh đều có kỳ hạn. Ví dụ như sau 3 tháng hợp đồng đó hết thì dù ở mức giá nào đi nữa hợp đồng đó đều phải đóng bất chấp bạn lỗ hay lãi. Ở thị trường crypto hầu hết các hợp đồng đều không có kỳ hạn, tức là bạn có thể giữ tới vài tháng hoặc vài năm.

Trong một thị trường tăng trường nếu các nhà đầu tư thi nhau long từ rất sớm với đòn bẩy cao để đón sóng thì hầu như sẽ chắc phần thắng, tuy nhiên bên short sẽ có ít người tham gia hơn. Do đó sẽ gây ra sự mất cân bằng, bản chất thị trường này hoạt động dựa vào hai bên long/short.

Một vị thế long Dogecoin của một trader khi giữ lệnh trong vài tuần.
Một vị thế long Dogecoin của một trader khi giữ lệnh trong vài tuần.

Việc có một khoản phí khiến cả hai bên cân bằng, giá thị trường cũng cân bằng tránh sự sai lệch quá cao. hi Funding Rate tăng, nhà giao dịch thường bán hợp đồng tương lai với giá cao hơn giá thị trường, từ đó giúp đưa giá về mức ổn định hơn.

Những thứ ảnh hưởng tới Funding Rate

Lực cầu và lực cung

Sự cân bằng giữa lực cầu (người muốn mua hợp đồng tương lai) và lực cung (người muốn bán hợp đồng tương lai) trên thị trường là một yếu tố chính ảnh hưởng đến Funding Rate. Khi lực cầu cao hơn lực cung, Funding Rate dương và ngược lại, khi lực cung cao hơn lực cầu Funding Rate sẽ âm.

Sự chênh lệch giá của thị trường

Basis là sự chênh lệch giữa giá thị trường spot và giá hợp đồng tương lai của tài sản đang trade. Nếu Basis dương, tức giá tương lai cao hơn giá thị trường giao ngay thì Funding Rate dương và ngược lại.

Tỷ lệ vay mượn (Leverage ratio)

Việc sử dụng đòn bẩy cao là bạn đang vay tiền của sàn để trade, càng nhiều người vay sẽ khiến phí funding tăng.
Việc sử dụng đòn bẩy cao là bạn đang vay tiền của sàn để trade, càng nhiều người vay sẽ khiến phí funding tăng.

Các sàn giao dịch tiền điện tử thường cho phép giao dịch với đòn bẩy (margin trading) để tăng cơ hội kiếm lời. Một số sàn như Binance Futures có mức đòn bẩy tới x125 ở một số cặp giao dịch lớn như BTC/USDT hoặc ETH/USDT. Tỷ lệ đòn bẩy càng cao, người giao dịch phải trả nhiều phí cho sàn hơn do đó sẽ khiến funding rate tăng.

Kỳ hạn của hợp đồng tương lai

Thời gian còn lại cho đến khi hợp đồng tương lai hết hạn cũng có thể ảnh hưởng chính. Thông thường trước ngày hết hạn hợp đồng có kỳ hạn thường sẽ có sự thay đổi về funding rate do nhu cầu thanh lý và vào lệnh của trader tăng cao.

Phí Funding được xác định như thế nào?

Phí Funding trong giao dịch hợp đồng tương lai (futures) và đòn bẩy (margin trading) được xác định dựa trên Funding Rate, lãi suất (interest rate), và premium (chênh lệch giá) giữa hợp đồng không kỳ hạn và giá đánh dấu.

Funding Fee = Tổng khối lượng vị thế đang mở * Funding Rate

Trong đó:

  • Tổng khối lượng vị thế đang mở (Total Open Interest): Là tổng số lượng hợp đồng tương lai đang được mở (long và short) trên thị trường tại thời điểm cụ thể.
  • Funding Rate: Là tỷ lệ Funding Rate, bao gồm Lãi suất (Interest Rate) và chênh lệch giá.
Phí Funding là chỉ số do các sàn giao dịch quyết định.
Phí Funding là chỉ số do các sàn giao dịch quyết định.

Ví dụ: Bạn tham gia giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn Binance và có 1000 USDT trong tài khoản. Sau đó bạn quyết định mở vị thế long với đòn bẩy x10 trên cặp BTC/USDT. Khi đó giá thị trường của Bitcoin là 40.000$ và giá hợp đồng tương lai cặp BTC/USDT là 40.500$.

Giả sử Funding Rate của hợp đồng tương lai BTC/USDT là 0.01% mỗi 8 giờ. Premium giữa giá hợp đồng và giá đánh dấu là: Premium = Giá hợp đồng – Giá đánh dấu = 40.500$ – 40.000$ = 500$.

Phí Funding Binance thường ở mức cố định nào đó, tuy nhiên trong trường hợp trên thì phí funding bằng -0.75% (do chênh lệch giá lớn hơn 0.75%). Do đó cứ sau mỗi 8 giờ Funding Fee = 0.02469 BTC * (-0.0075) = -0.00018518 BTC, đây chính là số tiền bạn phải trả khi đóng lệnh.

Funding Fee và Funding Rate khác nhau không?

Funding Rate là tỷ lệ lãi suất được tính trên cơ sở thời gian cụ thể (thường là mỗi 8 giờ). Lãi suất này thường là một tỷ lệ cố định gồm hai thành phần Interest Rate và Premium. Chỉ số này ảnh hưởng đến việc thanh toán giữa các trader long và short, khi funding rate dương người long phải trả tiền cho người short và ngược lại.

Funding Rate vs Funding Fee là hai khái niệm nghe thì giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau.
Funding Rate vs Funding Fee là hai khái niệm nghe thì giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau.

Funding Fee là khoản phí mà khi người long hoặc short đóng lệnh sẽ phải thanh toán dựa trên tổng khối lượng vị thế đang mở. Công thức tính Funding Fee là: Funding Fee = Tổng khối lượng vị thế đang mở * Funding Rate.

Tóm lại, Funding Rate là tỷ lệ lãi suất và premium tính theo khoảng thời gian nhất định. Funding Fee là số tiền phải trả hoặc nhận được từ mỗi người dùng trong mỗi khoảng thời gian thanh toán funding dựa trên Funding Rate và tổng khối lượng vị thế đang mở.

Cách để kiểm tra phí Funding rate Binance?

Bảng phí Funding rate trên sàn Binance được cập nhật liên tục.
Bảng phí Funding rate trên sàn Binance được cập nhật liên tục.

Trên sàn Binance funding rate được công khai trong khi giao dịch và ngay cả lịch sử giao dịch. Mặc dù chỉ số được tính toán sau mỗi 8 giờ, tuy nhiên khi thị trường có biến động giá mạnh như các đợt long squeeze hoặc short squeeze khoảng thời gian cập nhận sẽ ngắn hơn.

Bạn có thể kiểm tra chi tiết tỉ lệ funding sàn Binance thông qua trang web: https://www.binance.com/vi/futures/funding-history/perpetual/real-time-funding-rate

Những tác động của Funding rate tới thị trường

Tác động của Funding Rate và Phí funding đối với thị trường rất quan trọng, đặc biệt là các trader sẽ là người chịu tác động chính. Funding Rate có thể tạo ra tín hiệu và ảnh hưởng đến biến động giá cả của tài sản, khi chỉ số dương hoặc âm vượt quá mức trần/sàn sẽ gây ra biến động giá trên thị trường spot.

Phí Funding cũng là chỉ số quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của các trader, nếu tính toán sai bạn sẽ phải trả phí, lợi nhuận có thể giảm.

Dù Funding Rate âm hay dương sẽ đều có ảnh hưởng tới phe long và short.
Dù Funding Rate âm hay dương sẽ đều có ảnh hưởng tới phe long và short.

Tuy nhiên cả hai chỉ số này đểu ảnh hưởng chung tới một thứ, nếu không đủ tiền ký quỹ để trả Phí funding, trader có thể đối mặt với rủi ro bị thanh lý vị thế.

Funding rate là một chỉ số mà nó được sinh ra để neo hai thị trường phái sinh và thị trường giao ngay lại khiến giá của các cặp giao dịch không quá khác biệt. Phái sinh là thị trường giúp tăng cơ hội kiếm lời nhưng đi kèm là rất nhiều rủi ro. Hiểu được cách vận hành của chỉ số đó sẽ giúp bạn có cơ hội kiếm được lợi nhuận.

Những công cụ theo dõi Funding Rate

Funding Binance Futures

Một thông báo phí Funding cho các trader thấy trong khi giao dịch trên Binance.
Một thông báo phí Funding cho các trader thấy trong khi giao dịch trên Binance.

Binance là một sàn coin rất lớn và các hoạt động giao dịch phái sinh trên sàn crypto này luôn có khối lượng giao dịch cực kỳ ấn tượng. Sàn có nhiều công cụ, các tính năng hỗ trợ trader trong giao dịch như lệnh stop order, TP/SL, Lệnh Trailing Stop, Stop-Limit, Stop Market…

Funding Rate trên Binance được tính bao gồm hai thành phần quan trọng là lãi suất và chênh lệch giá. Lãi suất được cố định ở mức 0.03% mỗi ngày (0.01% mỗi lần funding) trên hầu hết các hợp đồng trừ một số cặp. Chênh lệch giá thay đổi dựa trên sự chênh lệch giá giữa hợp đồng không kỳ hạn và giá đánh dấu.

Coinglass

Tại Coinglass bạn có thể tìm thấy mọi thông tin để hỗ trợ giao dịch.
Tại Coinglass bạn có thể tìm thấy mọi thông tin để hỗ trợ giao dịch.

Đây là một trang web cung cấp các dữ liệu về các sàn giao dịch, những lệnh bị thanh lý và tỉ lệ funding rate khá chính xác trên rất nhiều sàn. Ngoài các chỉ số đó website này cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về lãi suất mở, ngày đáo hạn các hợp đồng và nhiều chỉ số hữu ích khác và hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể truy cập trang web tại đây: https://www.coinglass.com/

Coinalyze

Coinalyze là một nền tảng phân tích và cung cấp thông tin về thị trường nôi có các công cụ và tài nguyên hữu ích để giúp nhà đầu tư, trader đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả. Cũng tương tự như Coinglass bạn có thể xem các lệnh bị thanh lý, tỉ lệ funding, khối lượng giao dịch và rất nhiều thông tin khác.

Chi tiết thông tin bạn truy cập: https://coinalyze.net/

Kết luận

Funding rate là một chỉ số tuyệt vời giúp kéo giá của hai thị trường phái sinh và spot gần nhau nhất có thể. Chỉ số này giúp tạo một thị trường lành mạnh, tăng trưởng ổn định về đều, các nhà đầu tư nhờ đó có thể đưa ra chiến lược trade coin hiệu quả thu được lợi nhuận.

Một số câu hỏi về Funding rate là gì?

Funding Rate ảnh hưởng thế nào đến các trader?

Nếu Funding Rate dương, giá hợp đồng tương lai sẽ cao hơn giá giao ngay, và người đang long sẽ phải trả phí funding cho người đang short và ngược lại.

Funding Rate có ảnh hưởng tới thị trường không?

Funding Rate có thể tạo ra tín hiệu và ảnh hưởng đến biến động giá cả của các cặp giao dịch hàng đầu nhờ đó có thể khiến cả thị trường crypto thay đổi giá theo lý thuyết.
Hơn nữa các trader thường dùng đòn bẩy cao để tối ưu lợi nhuận và nếu không kiểm soát kỹ sẽ bị thanh lý vị thế long/short sẽ khiến giá các cặp giao dịch thay đổi.

Có thể tận dụng Funding Rate để kiếm lời?

Nếu đang long, bạn có thể mong muốn Funding Rate giảm xuống âm để nhận phí funding từ phe short. Bạn có thể dùng tiền hoặc rất nhiều tiền để mua bán trên thị trường giao ngay để ăn lợi nhuận kép.