Binance Futures là gì? Chi tiết cách giao dịch Future (2023)

Binance Futures là gì

Binance Futures là dạng giao dịch hợp đồng vĩnh cửu không có kỳ hạn mang tới mức đòn bẩy cao hỗ trợ người tham gia kiếm lời ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm giá. Tính năng này có nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Trong bài viết này Tạp chí Crypto sẽ giúp bạn làm quen cơ bản với tính năng Futures và cách giao dịch trên sàn tiền ảo Binance.

TL;DR

  • Binance Futures là một nền tảng hỗ trợ người tham gia đặt cược giá vvowis mức đòn bẩy cao lên tới x125 và cho khả năng sinh lời vô cùng lớn
  • Binance Futures hỗ trợ nhiều tính năng hỗ trợ người tham gia cùng khả năng hỗ trợ nhiều cặp giao dịch khác nhau
  • Tuy nhiên Futures cũng chứa đựng nhiều rủi ro, người tham gia không tích lũy kiến thức sẽ bị cháy tài khoản.

Binance Futures là gì?

Binance Futures là một sản phẩm giao dịch tiền ảo của sàn Binance dựa trên mô hình giá tương lai. Cách thức hoạt động của tính năng này là cho phép người tham gia đặt cược vào suy đoán giá của một tài sản trong tương lai mà không cần nắm giữ tài sản đó. Hiện nay sàn Binance hỗ trợ rất nhiều cặp giao dịch lớn như Bitcoin, Ethereum, Litecoin…

Binance Futures sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để tối ưu hóa lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn đó là tỷ lệ đòn bẩy lên tới x125. Nhờ đó chỉ với một biến động giá lên xuống nhỏ của tài sản người tham gia có thể thu được lợi nhuận hoặc nhận về rủi ro rất cao.

Tính năng này được sinh giá dựa theo giá trị hợp đồng tương lai vĩnh viễn không có thời gian, tức là người tham gia có thể giữ lệnh long/short của mình tới bao giờ họ muốn. Do đó, giá của các cặp giao dịch thường sẽ có sự chênh lệch với thị trường giao ngay (spot), khi đó “funding rate” là tính năng sẽ được bổ sung để duy trì sự tương đồng giá giữa chúng.

Binance Margin là gì?

Trái ngược với Futures, Binance Margin sẽ cung cấp các cặp giao dịch có giá theo đúng thị trường tự do (spot market). Margin sẽ yêu cầu người tham gia có các loại stablecoin và altcoin để làm tài sản thế chấp, tỉ lệ đòn bẩy (leverage) thường sẽ bị giới hạn tối đa 10x.

Binance Margin sẽ hướng tới việc giao dịch giá của tài sản thay vì chỉ giao dịch giá thông thường như Futures. Bản chất rủi ro vẫn tương tự nhau về tỉ lệ đòn bẩy người tham gia chọn.

So sánh sự khác biệt giữa Futures và Margin

Về bản chất cả hai mô hình giao dịch là Binance Futures và Binance Margin đều hướng tới việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao để tối ưu hóa lợi nhuận. Trong khi những giao dịch Futures sẽ hướng tới khả năng theo dõi sự biến động giá của tài sản thì Margin sẽ hướng tới việc tăng lợi nhuận giao dịch tài sản nhờ vào biến động giá.

Cả hai đều giúp người tham gia có thể kiếm được lợi nhuận trong cả lúc thị trường đi lên và đi xuống thông qua cách lựa chọn lệnh Long/Short.

Tuy nhiên hai hình thức giao dịch này cũng có chút khác biệt về mức tỷ lệ đòn bẩy, loại tiền hỗ trợ làm tài sản thế chấp và phí giao dịch.

Đặc điểmFuturesMargin
Đòn bẩyCó đòn bẩy lớn, tối đa lên đến 125xĐòn bẩy tối đa là 10x
Nạp tiềnChỉ chuyển Stablecoin, rút cũng tương tựChuyển và rút nhiều loại tiền điện tử và Stablecoin
Biến động giáDựa trên thị trường phái sinhDựa trên thị trường Spot
Phí giao dịchSử dụng Funding Rate, có thể tăng cao trong các giai đoạn biến động mạnhÁp dụng phí cố định của từng cặp giao dịch
Rủi roCó mức rủi ro cao hơn do đòn bẩy lớn và khả năng bị thao túng giáMức rủi ro thấp hơn do đòn bẩy nhỏ và thị trường Spot

Bảng so sánh sự khác nhau cơ bản nhất giữa tính năng Futures và Margin.

Ưu và nhược điểm của Binance Futures

Ưu điểm

  • Hỗ trợ đa dạng hợp đồng cho người dùng lựa chọn khi giao dịch
  • Mức đòn bẩy cực lớn lên tới x125 mang tới khả năng sinh lời rất cao
  • Khối lượng giao dịch mạnh mang lại khả năng chống thao túng giá
  • Nhiều tính năng và công cụ phân tích hỗ trợ người mới học cách cách chơi Future Binance
  • Hỗ trợ nhiều nền tảng như máy tính, Apps di động, giao diện dễ dùng và trực quan

Nhược điểm

  • Phí giao dịch cao, không cố định và có thể thay đổi tùy theo sự chênh lệch giá giữa thị trường phái sinh và thị trường giao ngay
  • Quá nhiều tính năng khiến người mới tham gia hoa mắt

Lý do chọn giao dịch Futures trên Binance

Hợp đồng tương lai linh hoạt

Những hợp đồng tương lai trên sàn Binance rất đa dạng với nhiều loại như USDⓈ-M và COIN-M cùng việc hỗ trợ rất nhiều những cặp giao dịch khác nhau. Đặc biệt sàn crypto này rát nhanh nhạy trong việc bổ sung các cặp mới và có khối lượng giao dịch nhiều.

Đặc biệt ngoài việc hỗ trợ các giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn thì sàn còn có hợp đồng tương lai theo quý Quarterly Futures mang tói nhiều tỳ chọn giao dịch hơn.

Đòn bẩy cao

Với khả năng hỗ trợ mức đòn bẩy tối đa lên tới x125 lần so với số vốn bỏ ra ban đầu cho phép những người tham gia có được mức lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên tính năng này hỗ trợ một số cặp giao dịch lớn như BTC/USDT, ở các cặp khác sẽ có mức đòn bẩy phù hợp từ x50 đến x100.

Tính năng này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, người tham gia nên chú ý bổ sung kiến thức và làm quen với Binance Futures khi tiến hành giao dịch.

Nhiều công cụ và tính năng phân tích

Ngoài việc hỗ trợ biểu đồ có giao diện trực quan, dễ dùng thì Binance Futures hỗ trợ nhiều công cụ tính lãi suất, tính lợi nhuận, phân tích kỹ thuật, mô hình giá… phù hợp cho những người mới và chuyên nghiệp có thể sử dụng.

Khối lượng giao dịch lớn

Khối lượng giao dịch là một phân cực kỳ quan trọng trong mọi giao dịch ngay cả trên thị trường spot và thị trường phái sinh. Một nền tảng cho phép giao dịch vĩnh cửu như Futures của Binance sẽ cần có volume đủ mạnh để không bị thao túng giá gây ra tình trạng long squeeze hoặc short squeeze gây thanh lý hàng loạt.

Bảo mật và an toàn

Binance được biết đến là một sàn giao dịch có bảo mật cao nhất hiện nay với nhiều tính năng như hỗ trợ 2FA, KYC, khóa bảo mật USB nhằm tăng tính bảo mật cho tài sản người dùng.

Các loại hợp đồng trên Binance Futures

Hợp đồng tương lai USDⓈ-M

Hợp đồng tương lai USDⓈ-M trên Binance Futures là một hợp đồng tương lai cho các cặp giao dịch sử dụng các đồng stablecoin như USDT hoặc BUSD. Các stablecoin này ngoại việc hỗ trợ cặp giao dịch thì lợi nhuận hoặc rủi ro, đóng giáp đều phải thực hiện bằng USDT hoặc BUSD.

Hợp đồng tương lai COIN-M

Hợp đồng tương lai COIN-M trên Binance Futures cũng tương tự như hợp đồng tương lai USDⓈ-M, nhưng khác biệt ở chỗ thay vì sử dụng stablecoin thì sẽ thay thế bằng Binance Coin (BNB). Với COIN-M ngoài việc tính toán giá lên xuống của tài sản thì người tham gia phải tính biến động giá của cả đồng BNB.

So sánh sự khác biệt giữa USDⓈ-M và COIN-M

Giá trịHợp đồng tương lai USDⓈ-MHợp đồng tương lai COIN-M
Đơn vị tínhUSDT, BUSDBNB
Sử dụng choGiao dịch các loại tài sản với đơn vị tính là USDT hoặc BUSDGiao dịch cáccặp với đơn vị tính là BNB
Giá tham chiếuDựa trên giá thị trường so với USDTDựa trên giá thị trường so với BNB
Rủi roRủi ro liên quan đến biến động giá của tài sảnRủi ro liên quan đến biến động giá của cả tài sản và BNB
Quy đổi lợi nhuậnLợi nhuận và lỗ hằng ngày được quy đổi thành USDT, BUSDLợi nhuận và lỗ hằng ngày được quy đổi thành BNB
Đòn bẩyCó thể sử dụng đòn bẩy lên đến 125xCó thể sử dụng đòn bẩy lên đến 125x
Đặt lệnhHỗ trợ đầy đủ: Stop Order, Limit Order, Market Order…Hỗ trợ đầy đủ: Stop Order, Limit Order, Market Order…
Thanh lý hợp đồngHợp đồng được thanh lý khi vượt ngưỡng rủi ro ảnh hưởng tới sàn.Hợp đồng được thanh lý khi vượt ngưỡng rủi ro ảnh hưởng tới sàn.

Bảng so sánh sự khác nhau cơ bản giữa USDⓈ-M và COIN-M

Tùy thuộc vào nhu cầu thì việc chọn hợp đồng nào phù hợp với khả năng dự đoán và phân tích giá. Đối với nhu cầu cơ bản thì nên sử dụng USDⓈ-M để giảm thiểu sự biến động của USDT hoặc USD, khi đó việc tính toán giá của một tài sản trong cặp giao dịch – ví dụ BTC/USDT sẽ dễ hơn.

Những tính năng của Binance Futures

Chế độ Battle

Binance Futures cung cấp chế độ Battle, trong đó người dùng có thể tham gia vào các cuộc thi giao dịch và cạnh tranh với nhau để giành thứ hạng cao và nhận được phần thưởng. Chế độ Battle tạo ra một môi trường giao dịch tương tự như một trò chơi, người dùng tham gia chủ yếu để khoe tài năng giao dịch của mình.

Chỉ số xếp hạng

Binance Futures cung cấp các chỉ số xếp hạng để đánh giá và so sánh hiệu suất giao dịch của người dùng. Những chỉ số này bao gồm tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ thắng giao dịch, lợi nhuận tích lũy và nhiều thông số khác.

Cross Collateral

Cross Collateral, cho phép người tham gia sử dụng các tài sản khác nhau như Bitcoin, Ethereum hoặc BNB, làm tài sản đảm bảo để mở vị thế giao dịch.

Chuyển đổi tài sản

Futures trên sàn Binance thực sự rất thông minh khi cho phép người dùng chuyển đổi tài sản từ ví Spot sang ví Futures và ngược lại. Điều này tránh trường hợp không kiểm soát kỹ tài sản có thể tham gia một vị thế Cross mà không quản lý kỹ sẽ khiến toàn bộ tài sản bị mất.

Phí giao dịch Binance Futures

Đối với phí giao dịch, hiện tại sàn Binance đang áp dụng hai biểu phí cho hai loại giao dịch là USDⓈ-M và COIN-M. Sẽ có hai mức phí khác nhau dành cho Maker và Taker, tuy nhiên nếu bạn nắm giữ BNB thì sẽ được giảm một phần phí giao dịch.

Thuật ngữ crypto khi sử dụng Futures Binance

Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage)

Tỷ lệ đòn bầy sẽ giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong giao dịch trading khi cho phép bạn tăng mức vốn sở hữu. Hiện tại trên sàn Binance hỗ trợ tỉ lệ đòn bẩy lên tới x125, về cơ bản nếu bạn giao dịch Futures cặp BTC/USDT cho 1 BTC với leverage x125 thì giá trị của giao dịch đó đang là 125 BTC.

Tỷ lệ đòn bẩy cực cao giúp bạn gia tăng lợi nhuận khi chỉ phải bỏ ra số vốn chỉ bằng 1/125 nhưng có thể vay tiền từ sàn giao dịch tiền ảo để tham gia trading. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy quá cao cũng sẽ khiến khả năng bị thanh lý vị thế vô cùng lớn trước những biến động giá mạnh của cặp giao dịch.

Để tránh việc người tham gia lạm dụng quá mức, sàn Binance có giới hạn Leverage & Margin cho từng tỷ lệ đòn bẩy khác nhau. Về cơ bản những vị thế càng nhiều tiền thì sàn sẽ cần nhiều số tiền bảo hiểm và tỷ lệ ký quỹ trung bình.

Lãi suất ký quỹ (Funding Rate)

Lãi suất ký quỹ được sử dụng để cân bằng giá trị của hợp đồng tương lai với giá trị thực tế của tài sản. Nếu giá trị hợp đồng tương lai cao hơn giá trị thực tế của tài sản, người có vị thế mua (long position) sẽ phải trả một khoản phí ký quỹ cho người có vị thế bán (short position), và ngược lại.

Tính năng này sinh ra để hạn chế những người mở một vị thế long hoặc short trong khoảng thời gian quá dài. Trong một thị trường tăng giá thì các vị thế long sẽ luôn luôn có lời và ngược lại với vị thế short trong thị trường giá xuống. Funding rate sẽ kéo giá của thị trường tương lai và thị trường spot xích gần lại nhau hơn và khiến những vị thế giữ lâu không thời hạn sẽ phải trả khoản ví rất đắt đỏ.

Funding Rate được tính toán và thay đổi thường xuyên, thường theo một khoảng thời gian cố định như 8 tiếng trên sàn Binance. Tỷ lệ này thường được biểu thị dưới dạng một phần trăm (%) và được áp dụng vào giá trị vị thế mở qua đêm để thực hiện thanh toán giữa các bên tham gia trong thị trường tương lai.

Mặc dù Funding rate trên sàn tiền ảo Binance ở mức rất thấp cho mỗi 8 tiếng, tuy nhiên ở những thời điểm giá có sự chênh lệch lớn giữa hai thị trường sẽ có mức phí rất cao, đặc biệt ở các cặp giao dịch biến động mạnh về giá. Bạn có thể xem lịch sử Funding rate được Binance công bố, tối đa dữ liệu hiển thị là 14 ngày.

Initial Margin

Initial Margin (Ký quỹ ban đầu) là số tiền tối thiểu mà người dùng phải nạp vào tài khoản giao dịch để mở một vị thế trong giao dịch đòn bẩy (margin trading). Ví dụ, nếu tỷ lệ Initial Margin là 5% cho một vị thế có giá trị 10,000 USDT, người dùng cần nạp vào tài khoản 500 USDT để mở vị thế đó.

Số tiền tối thiểu được quy định bởi các cặp giao dịch và sàn giao dịch, đây là yêu cầu tối thiểu để mở được vị thế, ngoài ra khi trading bạn cần có tiền để duy trì vị thế tránh bị thanh lý.

Maintenance Margin

Maintenance Margin (Ký quỹ duy trì) là mức tối thiểu của ký quỹ (margin) mà người dùng phải duy trì trong tài khoản giao dịch để tiếp tục giữ vị thế mở trong giao dịch đòn bẩy. Nếu giá trị ký quỹ trong tài khoản giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ (call margin). Khi đó bạn sẽ có một khoảng thời gian nạp tiền để duy trì vị thế hoặc giảm bớt vị thế của mình.

Ví dụ, nếu tỷ lệ Maintenance Margin là 20% cho một vị thế có giá trị 10,000 USDT, người dùng phải đảm bảo rằng giá trị ký quỹ trong tài khoản không giảm xuống dưới 20% của giá trị vị thế, tức là ít nhất 2,000 USDT. Nếu tỉ kệ ký quỹ duy trì giảm quá mức cho phép sẽ có thống báo nạp tiền tránh bị thanh lý giao dịch.

Thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng (Liquidation) là quá trình sàn giao dịch tự động đóng vị thế của người dùng khi giá trị ký quỹ trong tài khoản không đáp ứng đủ yêu cầu duy trì ký quỹ (Maintenance Margin). Khi một vị thế bị thanh lý có thể một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp sẽ được trả cho sàn giao dịch Binance để giảm thiểu rủi ro cho sàn.

Khi bị thanh lý vị thế là điều đau đớn nhất và hay xảy ra với những người mới học cách chơi Future Binance. Thông thường sẽ có thông báo về email và SMS về nguy cơ và rủi ro vị thế bị thanh lý, người tham gia sẽ phải nạp thêm tiền (hay còn gọi là đóng thêm giáp) để tăng tỉ lệ duy trì ký quỹ tối thiểu.

Nếu giá trị ký quỹ trong tài khoản vẫn không đủ sau quá trình thanh lý bước đầu, sàn giao dịch sẽ tiếp tục bán toàn bộ hợp đồng tương lai của người dùng.

Giá tham chiếu và giá gần nhất (Mark Price & Last Price)

Giá tham chiếu (Mark Price) đóng vai trò quan trọng trong việc tránh các tình huống thao túng giá trong các giao dịch đòn bẩy. Đây là một giá trị được sử dụng để xác định giá trị ký quỹ và các thông số liên quan đến giao dịch đòn bẩy như: lãi suất ký quỹ (funding rate) và giá kích hoạt (trigger price) cho các lệnh stop loss và take profit.

Giá gần nhất (Last Price) là giá cuối cùng mà một tài sản được giao dịch trên sàn giao dịch trong khoảng thời gian gần thời điểm xemnhất. Nó thường là giá trị hiện tại của tài sản khi bạn xem bảng giá hoặc giao dịch trên sàn.

Post-Only, Time in Force, Iceberg và Reduce-Only

Đây là ba thuật ngữ được ứng dụng rất nhiều trong giao dịch đòn bẩy trên Binance Futures, các tính năng này sinh ra giúp giảm thiểu tỉ lệ rủi ro khi đặt lệnh.

  • Post-Only: Đây là một loại lệnh giao dịch đòn bẩy chỉ cho phép đặt lệnh mà không tạo ra giao dịch ngay lập tức. Khi một lệnh được đặt dưới dạng Post-Only, lệnh này sẽ tồn tại dưới dạng lệnh Maker trên sổ lệnh, nhưng không bao giờ khớp với những lệnh đã có trên sổ lệnh. Lệnh Maker bổ sung thanh khoản cho thị trường. Bạn sẽ chỉ bị tính phí Maker, không phải phí Taker, trong trường hợp lệnh đã đặt của bạn được khớp.
  • Time in Force: Time in Force (TIF) là một tham số trong giao dịch đòn bẩy xác định thời gian mà lệnh giao dịch sẽ tồn tại trên sàn giao dịch trước khi bị hủy tự động. Có các loại TIF sau đây hỗ trợ trên sàn giao dịch Binance :
    • Good ‘Til Canceled (GTC): Lệnh tồn tại cho đến khi được thực hiện hoặc hủy bởi người dùng.
    • Immediate or Cancel (IOC): Lệnh phải được thực hiện ngay lập tức. Bất kỳ phần lệnh không thực hiện được ngay lập tức sẽ bị hủy.
    • Fill or Kill (FOK): Lệnh phải được thực hiện ngay lập tức và toàn bộ lệnh phải được thực hiện. Nếu không thể thực hiện ngay lập tức, lệnh sẽ bị hủy.
    • Good ‘Til Time (GTT): Lệnh tồn tại cho đến một thời điểm nhất định mà người dùng chọn từ trước.
  • Reduce-Only: Reduce-Only là một thuộc tính được áp dụng cho lệnh giao dịch đòn bẩy, chỉ cho phép giảm kích thước vị thế hiện có mà không tạo ra mở rộng hoặc khớp lệnh mới. Nếu lệnh được đánh dấu là Reduce-Only và nó không thể giảm kích thước vị thế hiện có, lệnh sẽ bị hủy và không tạo ra giao dịch mới.
  • Iceberg: là các lệnh lớn được chia thành một loạt lệnh giới hạn nhỏ. Thông thường, lệnh Iceberg sinh ra để tránh trường hợp thị trường bị gián đoạn bởi một lệnh lớn.

Cross và Isolated

Cross và Isolated là hai phương pháp quản lý tài sản được sử dụng trên sàn Binance, trong đó:

  • Cross (hay còn được gọi là Cross Margin) là phương pháp quản lý tài sản tự động trong giao dịch đòn bẩy. Khi sử dụng Cross, tài sản của bạn trong tài khoản Margin sẽ được tự động sử dụng để hỗ trợ tất cả các vị thế đang mở để tránh cháy tài khoản.

Ví dụ, nếu bạn có 100 USDT trong tài khoản Margin và mở một vị thế trị giá 500 USDT, hệ thống sẽ sử dụng tài sản của bạn để hỗ trợ vị thế đó. Trong trường hợp xấu nhất vị thế gần ngưỡng thanh lý thì toàn bộ số dư trong tài khoản Margin sẽ được sử dụng để tránh bị thanh lý lệnh.

  • Isolated (Isolated Margin) là phương pháp quản lý tài sản mà người tham gia tự chịu trách nhiệm quản lý mức đòn bẩy và tài sản sẽ được sử dụng cho từng vị thế. Khi một lệnh sắp thanh lý người dùng sẽ phải nạp tiền vào vị thế thủ công, nếu không lệnh sẽ bị thanh lý.

Cả hai hình thức này đều dựa vào việc quản lý tài sản trong giao dịch Futures và Margin, Binance đã tách riêng các loại tài khoản như Spot, Funding, Futures, P2P để tránh rủi ro cho người dùng. Nếu bạn quản lý tài sản tốt và tính toán được rủi ro nên sử dụng Cross, ngược lại nếu là người chơi mới nên dùng Isolated kết hợp đặt TP/SL để tránh rủi ro.

Các loại lệnh có trên Binance Futures

Lệnh Dừng

Hay còn gọi Stop Order, đây là một loại lệnh được đặt trước để mở vị thế khi giá đạt đến hoặc vượt qua một mức xác định. Lệnh Dừng được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán khi giá vượt qua một ngưỡng quan trọng.

Lệnh Market

Là lệnh mua hoặc bán được thực hiện ngay lập tức với giá thị trường hiện tại. Khi bạn đặt lệnh Market, bạn đang yêu cầu mua hoặc bán tài sản với giá thị trường ngay lập tức, mà không có giới hạn về mức giá.

Lệnh Limit

Lệnh Limit là lệnh mua hoặc bán với mức giá tối đa hoặc tối thiểu được xác định trước giúp bạn giới hạn chỉ được mua ở mua ở vùng giá đã tính toán.

Lệnh Stop-Limit

Lệnh Stop-Limit kết hợp các tính năng của lệnh Stop Order và lệnh Limit. Khi giá đạt đến mức giá Dừng (Stop), lệnh sẽ chuyển thành một lệnh Limit và chỉ được thực hiện với mức giá xác định hoặc tốt hơn.

Lệnh Stop Market

Lệnh Stop Market là lệnh mua hoặc bán được thực hiện ngay lập tức khi giá đạt đến hoặc vượt qua mức giá Dừng (Stop), với giá thị trường hiện tại. Đây là sự kết hợp giữa lệnh Market và lệnh Stop.

Lệnh Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop cho phép bạn thiết lập một khoảng cách (trailing distance) giữa giá hiện tại và mức giá Dừng (Stop). Khi giá tăng lên và vượt qua mức giá Dừng, mức giá Dừng sẽ tự động điều chỉnh theo khoảng cách đã thiết lập. Ngược lại nếu giá giảm, lệnh sẽ không thay đổi.

Lệnh Take Profit

Lệnh Take Profit là lệnh đặt mục tiêu lợi nhuận. Khi giá đạt đến mức giá Take Profit, lệnh sẽ được thực hiện ngay lập tức với giá thị trường hiện tại hoặc tốt hơn để chốt lời.

Lệnh Stop Loss

Lệnh Stop Loss là lệnh đặt mục tiêu rủi ro. Khi giá đạt đến mức giá Stop Loss, lệnh sẽ được thực hiện ngay lập tức với giá thị trường hiện tại hoặc tốt hơn để giảm thiểu rủi ro thanh lý vị thế.

Đóng lệnh

Đóng lệnh là hành động đóng một vị thế hoặc hủy một lệnh mà bạn đã đặt trước đó. Khi bạn đóng lệnh, bạn sẽ bán nếu bạn đã mua hoặc mua nếu bạn đã bán để thoát khỏi vị thế hoặc hủy bỏ lệnh chưa được khớp.

Hướng dẫn cách chơi Future Binance

Đăng ký tài khoản Binance

Đầu tiên để sử dụng nền tảng sàn Binance giao dịch các hợp đồng phái sinh và Margin bạn cần tạo một tài khoản. Nếu chưa có bạn có thể qua link giới thiệu của chúng tôi với tỉ lệ 10-10, theo đó Tạp chí Crypto sẽ hưởng 10% từ phí giao dịch sàn Binance thu của bạn, ngược lại bạn sẽ giảm 10% phí cho toàn bộ các giao dịch.

Link đăng ký sàn Binance (Có Affiliate tỉ lệ 10%-10%)

Việc tạo tài khoản sàn giao dịch crypto Binance giờ đây khá đơn giản chỉ với một vài thao tác. Điều quan trọng bạn nên sử dụng email chính và số điện thoại chính và mã 2FA để bảo vệ tài khoản. Sau bước đăng ký để thực hiện giao dịch bạn cần KYC tài khoản bằng các giấy tờ như CCCD hoặc bằng lái xe.

Làm quen với giao diện

Nạp tiền vào tài khoản Futures Binance

Cách giao dịch Futures trên Apps

Cách giao dịch Futures trên máy tính

Tăng hoặc giảm tỉ lệ đòn bẩy của giao dịch

Những lưu ý khi sử dụng Binance Futures

Không nên kéo tỉ lệ đòn bẩy quá cao

Tỷ lệ đòn bẩy lớn có thể tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Thông thườngn hững người mới sẽ thường tham lợi nhuận và chưa có kiến thức quá nhiều về tính năng giao dịch phái sinh không thời hạn trên Binance Futures. Với tỉ lệ 125x thì tỷ lệ rủi ro cũng tăng gấp 125 lần, thông thường một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ chỉ giới hạn vị thế ở mức 5 – 10x để kiểm soát được biến động giá.

Luôn chuẩn bị “giáp” đủ mạnh

Giáp được hiểu là số tiền bạn sẵn sàng nạp thêm để cố gắng duy trì vị thế khi nó đạt đến ngưỡng thanh lý. Nếu có lòng tin rằng sự biến động giá tác động tới lệnh long/short của bạn chỉ là tức thời và cơn bão nhanh chóng qua đi thì nên bổ sung thêm tiền vào vị thế.

Tuy nhiên việc thêm giáp phải có kỹ thuật, kết hợp với các phân tích kỹ thuật để tính toán được mức giáp phù hợp. Nếu như quá tham lam bạn sẽ gồng giáp trong vô thức để từ khoản lỗ 5% sẽ trở thành khoản lỗ 500%.

Luôn luôn đặt TP/SL

Take Profit và Stop Loss là chiêu thức quản lý vốn hiệu quả nhất trong giao dịch Futures, nó giúp bạn chốt lời và cắt lỗ trong khoảng kỳ vọng. Không phải giao dịch nào trong Binance Futures đều có lãi nên rủi ro luôn tồn tại và rình rập bạn.

TP/SL giúp bạn có một chiến lược phân tích hiệu quả và kiểm soát rủi ro, nên nhớ trong mọi giao dịch phải đặt TP/SL.

Chỉ nên trading các cặp giao dịch lớn

Các cặp giao dịch lớn có thanh khoản cao hơn và ít bị biến động đột ngột hơn so với các cặp giao dịch nhỏ. Hãy tập trung vào các cặp giao dịch như BTC/USDT hoặc ETH/USDT.

Kiểm soát vốn và rủi ro

Luôn luôn quản lý vốn một cách cẩn thận và chỉ sử dụng số vốn mà bạn có thể đủ khả năng chi trả hoặc nếu mất nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới bạn. Thông thường với những giao dịch phái sinh nên sử dụng từ 2% – 10% vốn hiện có của bạn mà thôi. Đây là thị trường tiềm năng nhưng cũng chứa cực nhiều rủi ro nên phải thận trọng, không được đề lòng tham thao túng bản thân.

Luôn luôn DYOR

DYOR (Do Your Own Research) ý nói bạn nên luôn tự nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Không nên nghe theo bất kỳ ai “phím hàng” ngay cả những người nối tiến trên mạng. Các kèo ngon sẽ không bao giờ là miễn phí, những người phím hàng này sẽ cố gắng lùa bạn vào một cặp giao dịch để đấy tính thanh khoản và rồi họ chốt lời.

Những câu hỏi thường gặp về Binance Futures

Binance Futures có an toàn để giao dịch?

Bianance là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới xét theo khối lượng giao dịch, ngoài ra phí giao dịch cũng rất rẻ. Tính năng Futures trên sàn Binance có giá sát thực tế, khối lượng lớn và không có những cú giật long hoặc short squeeze quét vị thế của người tham gia.

Phí giao dịch trên Binance Futures là bao nhiêu?

Phí giao dịch trên Binance Futures được tính dựa trên hai yếu tố chính là phí maker và phí taker. Với cặp USDⓈ-M phí cho Maker/Taker lần lượt là 0.02%/0.04%, với cặp COIN-M phí cho Maker/Taker là 0.01%/0.05%. Cả hai cặp đều được giảm 10% nếu sử dụng BNB, BUSD làm tài sản giao dịch.

Vị thế đòn bẩy tối đa trên sàn Binance Futures là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào các cặp giao dịch sàn Binance sẽ mở mức giới hạn khác nhau. Thông thường với cặp BTC/USDT sẽ là x125, các cặp ETH/USDT là x100, các cặp có khối lượng giao dịch nhỏ sẽ có đòn bẩy thấp hơn.

Thanh lý vị thế là gì?

Thanh lý vị thế (Liquidation) là quá trình sàn tự động đóng vị thế của bạn để giảm thiểu rủi ro tới sàn giao dịch coin. Thường xảy ra khi bạn sử dụng đòn bẩy cao, không đặt SL/TP, không có giáp đủ mạnh hoặc lựa chọn cặp giao dịch có biến động giá quá cao.

Hợp động trên Binance Futures là gì?

Hợp động trên Binance Futures là dạng hợp đồng tương lai không kỳ hạn. Tức là bạn có thể mở một vị thế tới thời điểm nào trong tương lai cũng được, có thể là 1 tuần, 3 tháng hoặc một năm. Tuy nhiên vị thế mở càng lâu thì phí Funding rate phải chịu mỗi 8 tiếng/lần càng cao sẽ ăn hết vào lợi nhuận của vị thế đó.

4.6/5 - (66 bình chọn)