Panic Sell là gì? Tâm lý hoảng loạn gây ra sự bán tháo ồ ạt

Panic sell là gì

Khi bạn tham gia thị trường chứng khoán, crypto chắc chắn sẽ gặp trường hợp bị Panic Sell. Đây là một thuật ngữ không mới nhưng nó phản ánh một tâm lý cực kỳ căng thẳng của thị trường. Trong bài viết này Tạp chí Crypto sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm panic sell và cách tránh khi đầu tư tiền ảo.

Panic Sell là gì?

Panic sell là một thuật ngữ trong thị trường tài chính và crypto thường được sử dụng để miêu tả tình trạng bán các tài sản vội vã và không kiểm soát. Nguyên nhân chính thường do tâm lý hoảng loạn, lo sợ thường gặp ở những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Panic sell không chỉ là bán tháo mà còn là một nỗi sợ trong thị trường crypto.
Panic sell không chỉ là bán tháo mà còn là một nỗi sợ trong thị trường crypto.

Khi thị trường bắt đầu giảm giá mạnh hoặc có các yếu tố bất ngờ nào đó như tin giả hoặc FUD khiến giá quay đầu giảm bất ngờ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này hầu hết nhà đầu tư mới thường “cắt lỗ” để tránh âm thêm tài sản của mình.

Panic sell là một tình trạng thể hiện tâm lý hỗn loạn chứ không theo bất kỳ một quy luật nào cả. Để tránh bị rơi vào tâm lý này bạn cần có một cái đầu lạnh và một tinh thần thép.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến Panic Sell là gì?

Các FUD không có thực

FUD là từ viết tắt của (Fear, Uncertainty, Doubt – Dịch sang tiếng Việt là Lo sợ, Không chắc chắn, Nghi ngờ). Các FUD xảy ra thường do một tổ chức hoặc cá nhân nào đó có máu mặt trong thị trường tạo dựng để điều khiển hoặc thao túng giá trên thị trường tự do.

FUD luôn khiến các nhà đầu tư hoảng loạn dẫn tới bán tháo hàng loạt.
FUD luôn khiến các nhà đầu tư hoảng loạn dẫn tới bán tháo hàng loạt.

Những người đầu tư tiền điện tử mới thường là những đối tượng được nhắm đến đầu tiên vì họ không có tích lũy nhiều kiến thức và khá nhạy cảm. Khi không làm chủ được cảm xúc cá nhân việc bán tháo theo đám đông chắc chắn là điều sớm hoặc muộn sẽ xảy ra.

Biến động đột ngột về giá

Sự biến động mạnh mẽ và đột ngột về giá của Bitcoin hoặc một token nào đó trên thị trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra panic sell. Đặc biệt là trong thị trường crypto, BTC là đồng coin luôn dẫn trend và khiến cả thị trường đều phải theo xu hướng của nó.

Có thể Bitcoin bị điều khiển giá, hoặc các hợp đồng tương lai đến hạn hoặc có thể do các hợp đồng quyền chọn bị lỗ quá nhiều đều khiến các sàn thanh lý BTC gây đảo chiều về giá. Ngoài ra các vấn đề tích cực về một xu hướng mới như Metaverse hay GameFi hoặc NFT mà chúng ta thấy trong năm 2021 đã đều khiến giá có sự biến đổi đột ngột trong một vài ngày.

Tâm lý sợ hãi chung của thị trường

Tâm lý đám đông có thể có tác động lớn đến quyết định đầu tư, đặc biệt trong thời điểm mùa đông crypto diễn ra quá lâu. Bạn sẽ chẳng thể chịu nổi một thị trường đi ngang tới hai năm mà giá chỉ có lao dốc, thị trường tràn ngập một màu đỏ. Tuy tâm lý sợ hãi này không trực tiếp gây ra panic sell nhưng nó khiến tâm lý nhà đầu tư dồn nén, đủ nhiều sẽ bùng phát.

Tin giả

Tin tức giả mạo hoặc không đầy đủ có thể gây nên tình trạng hoảng loạn, đây là một vấn nạn phải nói là thường thấy nhất trong thị trường crypto. Tin giả do các cá mập lớn tung ra nhằm thao túng tâm lý nhà đầu tư và khiến giá cả biến động.

Vấn nạn tin giả gây ra nhiều hệ lụy cho thị trưởng crypto.
Vấn nạn tin giả gây ra nhiều hệ lụy cho thị trưởng crypto.

Nếu bạn là người đã ở trong thị trường crypto đủ lâu sẽ thấy vấn nạn tin giả về Trung Quốc cấm Bitcoin hay tiền điện tử rất nhiều. Chỉ trong 12 năm Trung Quốc tung tin cấm thị trường này tới 18 lần và mỗi lần tin tức đồn ra ngoài đều khiến thị trường lao dốc mạnh.

Đáng chú ý là cú sập vào thời điểm tháng 5/2021 khi đã khiến thị trường chứng kiến hơn 1 tỷ đô lệnh phái sinh bị thanh lý trong ngày 19/5.

Hậu quả của Panic Sell

Gây ra sụp đổ giá cả

Panic sell khiến giá cả có sự đảo chiều rất mạnh.
Panic sell khiến giá cả có sự đảo chiều rất mạnh.

Điều này là chắc chắn sẽ xảy ra, khi panic sell xảy ra sẽ khiến giá cả có sự thay đổi đột ngột thường theo hướng tiêu cực rất mạnh. Nếu bạn hodl coin sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều nhưng nếu bạn sử dụng đòn bẩy hoặc tham gia thị trường phái sinh sẽ có rủi ro thanh lý rất cao.

Tạo tâm lý hoang mang, lo sợ

Panic sell có thể tạo ra một tâm lý hoang mang và lo sợ trong cộng đồng, hàng loạt các bài đăng trên mạng – các hội nhóm, video trên Youtube hay Tiktok sẽ lan truyền tâm lý hoảng loạn đó. Người cúng cùng hứng chịu mọi vấn đề chính là những người nhẹ dạ, tâm lý yếu… sẽ có nguy cơ cao tham gia bán tháo.

Thị trường đảo chiều

Sau một giai đoạn panic sell, thị trường có thể đảo chiều và trải qua giai đoạn phục hồi. Đây là xu hướng thường thấy sau các giai đoạn xảy ra panic sell lớn. Nếu thị trường không nằm trong mùa tăng trưởng việc phục hồi thường diễn ra khá lâu, còn nếu trong mùa tăng trưởng việc phục hồi khoảng 4 – 6 tháng.

Cách để hạn chế Panic Sell là gì?

Nắm vững kiến thức

Nắm vững kiến thức crypto chắc sẽ giúp bạn có một cái nhìn dài hạn, rộng và đa chiều hơn về thị trường này. Chỉ có kiến thức mới giúp bạn tự đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, chắc chắn và không bị ảnh hưởng bởi các FUD hay panic sell. Nếu tinh ý bạn sẽ thấy trong những đợt panic sell xảy ra rất nhiều nhà đầu tư tích cực gom coin nhằm bổ sung số lượng coin vào ví thông qua chiến lược đầu tư DCA.

Có chiến lược đầu tư

Xác định một chiến lược đầu tư rõ ràng ngay từ ban đầu là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn có một kế hoạch hành động trong mọi tình huống, từ tăng trưởng đến giảm giá.

DCA là một chiến lược đầu tư bài bản hiệu quả cao giúp bạn tránh được panic sell.
DCA là một chiến lược đầu tư bài bản hiệu quả cao giúp bạn tránh được panic sell.

Hiện nay có rất nhiều chiến lược đầu tư như đầu tư giá trị, đầu tư an toàn, đầu tư lướt sóng,… Tuy nhiên không phải chiến lược nào cũng phù hợp với bạn. Nên tự chọn một chiến lược hợp lý phù hợp với quỹ thời gian, sở thích cá nhân, tâm lý và quan trọng nhất là dòng vốn của bạn.

Tâm lý bình tĩnh

Duy trì tâm lý bình tĩnh và không bị cuốn vào sự hoảng loạn của thị trường là điều mà các nhà đầu tư coin lâu năm đã nắm trong lòng bàn tay. Họ đã quá quen với những FUD hoặc các đợt panic sell lớn, điều bạn cần có là học theo họ và duy trì được khả năng kiểm soát cảm xúc đó.

Xác định ngưỡng cắt lỗ hợp lý

Trước khi bắt đầu đầu tư, hãy xác định một ngưỡng cắt lỗ hợp lý. Không phải khi đầu tư vào một đồng coin nào nó đều có xu hướng giá tăng đâu, đặc biệt là các altcoin thì khả năng gặp coin chết rất cao.

Nếu bạn đầu tư dài hạn thì việc chọn dự án đầu tư từ ban đầu là tốt, tuy nhiên nếu chỉ lướt sóng hoặc đầu tư ngắn hạn nên chọn mức cắt lỗ và chốt lời.

Có kế hoạch cụ thể

Định rõ kế hoạch đầu tư của bạn, bao gồm mục tiêu đầu tư, thời gian đầu tư và cách thức quản lý tài sản. Mỗi người sẽ có một dòng tiền khác nhau, thời gian và mục tiêu do đó cũng không ai giống ai. Có thể một người đầu tư để có tiền mua xe, hay lấy vợ nhưng có những người đầu tư để có tiền “trả nợ” chả hạn. Cho nên xác định kế hoạch ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn chọn được chiến lược đầu tư coin đúng.

Phân bổ vốn hợp lý

Không nên bỏ trứng vào một giỏ, đây là câu nói huyền thoại của các nhà đầu tư sừng sỏ ở phố Wall. Hàm ý rằng bạn không nên bỏ tất cả vốn vào một dự án, khi có panic sell xảy ra hoặc bất kỳ vấn đề gì tiêu cực với dự án thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Một số vụ Panic Sell lớn trong lịch sử

Thảm họa Mt. Gox (2014)

Vụ sụp đổ sàn Mt.Gox vào năm 2014 đã châm ngòi cho một đợt panic sell lớn nhất lịch sử.
Vụ sụp đổ sàn Mt.Gox vào năm 2014 đã châm ngòi cho một đợt panic sell lớn nhất lịch sử.

Sự cố của sàn giao dịch Mt. Gox vào năm 2014 là một trong những sự kiện gây ra panic sell lớn nhất trong lịch sử crypto. Sàn giao dịch tiền ảo này tuyên bố mất hơn 850.000 Bitcoin của khách hàng và đã thông báo sụp đổ ngay sau đó. Tin tức này khiến giá Bitcoin giảm đáng kể trong thời gian ngắn.

Trận sụp đổ tháng 1/2018

Trong tháng 1 năm 2018, thị trường tiền điện tử trải qua một giai đoạn sụp đổ lớn, sau khi giá của nhiều loại tiền điện tử giảm đáng kể. Sự kiện này được liên kết với các biện pháp kiểm soát từ các quốc gia và tin tức về cấm hoặc hạn chế giao dịch tiền điện tử.

Đây là khoảng thời gian vô cùng hoảng loạn sau khi Bitcoin chứng kiến đợt tăng giá bùng nổ vào gia đoạn cuối năm 2017 khi chỉ từ vài trăm đô đã tăng lên 20,000$.

Sự kiện SEC từ chối ETF Bitcoin (2018)

Trong năm 2018, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) từ chối đề xuất ETF Bitcoin của Winklevoss Twin, một nhà đầu tư lớn trong thị trường khi đó. Sự việc đã khiến thị trường hoảng loạn và gây ra panic sell vì lo ngại chính phủ sẽ kiểm soát thị trường này theo hướng tiêu cực.

Dịch COVID-19 (2020)

Bitcoin sụp đổ mạnh về gần 3000$ sau đợt panic sell vào tháng 3/2020.
Bitcoin sụp đổ mạnh về gần 3000$ sau đợt panic sell vào tháng 3/2020.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra bởi đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 cũng đã tác động đến thị trường tiền điện tử. Đỉnh điểm vào tháng 3/2020 khi hàng loạt các thị trường như tài chính, bất động sản, chứng khoán và crypto đã gần như sụp đổ hoàn toàn khi Mỹ lâm vào đại dịch.

Sụp đổ vào hè 2021

Cú sập ngay giữa mùa tăng trường khi Bitcoin vừa lập ATH cao nhất mọi thời đại vào 16/4 cùng năm là điều chưa từng có trong lịch sử. Nguyên nhân chính của đợt panic sell này do Trung Quốc đã ban hành sắc lệnh cấm triệt để thị trường này và đối tượng chính là các thợ đào. Và phải mất tới gần 5 tháng thị trường mới phục hồi trở lại mức vốn hóa ban đầu.

Kết luận

Panic sell là một sự kiện xảy ra khi hàng loạt các tàn sản bị bán tháo ồ ạt dựa trên tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư. Để hạn chế tình trạng panic sell, các nhà đầu tư cần nắm vững kiến thức về thị trường và tài sản đang đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng, duy trì tâm lý bình tĩnh.

Một số câu hỏi thường gặp về Panic Selling:

Tại sao người đầu tư lại thực hiện Panic Selling?

Nguyên nhân chính là sự lo ngại và hoảng sợ về mất mát lớn khiến các nhà đầu tư nhanh tay cắt lỗ tránh thua lỗ thêm.

Làm thế nào để không bị lôi vào vòng cuốn Panic Sell?

Giữ bình tĩnh và tránh đưa ra quyết định đột ngột, có chiến lược đầu tư hợp lý và luôn nhìn về dài hạn.

Có nên bán khi xảy ra panic sell không?

Không? Phần lớn panic sell xảy ra dựa trên mô hình mua tin đồn bán tin thật.