Sàn OTC là gì? TOP 3+ những sàn OTC trong thị trường crypto

Sàn OTC là gì

Sàn OTC chủ yếu hoạt động để thực hiện các giao dịch tiền điện tử ngoài các sàn giao dịch thông thường. Những sàn giao dịch này chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch lớn như giao dịch tiền ảo giữa các tổ chức tài chính và quỹ đàu tư lớn.

LT;DR

  • Sàn OTC giúp người dùng cá nhân, tổ chức có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng với khối lượng lớn
  • Đây là mô hình giúp giao dịch được nhiều loại tài sản như crypto, trái phiếu, hợp đồng tương lai chưa được niêm yết trên các sàn lớn
  • OTC giúp các giao dịch trở nên đơn giản hơn và có thể tìm được những thỏa thuận chung

Sàn OTC là gì?

Sàn OTC (Over-the-Counter) là một hình thức giao dịch như cổ phiếu, trái phiếu, tiền ảo và hợp đồng tương lai, được giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không thông qua sàn giao dịch. Về cơ bản hình thức này là cách giao dịch trực tiếp giữa người bán và người mua, sàn OTC sẽ là nơi trung gian xử lý những giao dịch đó cho người bán hoặc mua.

Thông thường việc mua và bán các tài sản trên sàn OTC sẽ có khả năng thỏa thuận giá cả giữa các bên do phần lớn các hợp đồng mua bán đều có giá trị rất lớn. Ngoài ra, các sàn OTC hỗ trợ nhiều cặp giao dịch không có trên sàn truyền thống mang tới sự tiện lợi cho các khách hàng tổ chức.

Các đặc điểm của sàn OTC

Giao dịch trực tiếp giữa các bên

Trên sàn OTC, các bên tham gia có thể giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần thông qua sàn giao dịch tiền ảo truyền thống. Nguyên nhân khiến những sàn này ra đời do việc giới hạn khả năng mua và bán tài sản dựa vào các cấp thành viên, giới hạn xác minh danh tính trên các sàn truyền thống. Với các quỹ đầu tư tiền ảo hoặc các công ty lớn như Tesla hay MicroStrategy họ mua với số lượng rất lớn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Việc giao dịch trực tiếp giữa các bên sẽ giúp bỏ qua những giới hạn về khối lượng giao dịch, ngoài ra các tổ chức cũng có thể tự deal giá với nhau để “chốt đơn” nhanh hơn.

Giao dịch phi tập trung

Hầu hết các dịch vụ OTC hiện nay đều chỉ phục vụ một tệp khách hàng rất nhỏ, do đó họ thường có những nền tảng của riêng mình và không thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử làm trung gian.

Các giao dịch sẽ đảm bảo tính minh bạch và phi tập trung khi các sàn coin này sẽ là trung gian và xử lý giao dịch giúp khách hàng.

Đặc điểm về giá

Trên các sàn OTC thì giá thường là yếu tố rất quan trọng, trong các hợp đồng mức giá có thể khai báo thấp hơn giá trị thực tế để tránh né thuế tại các quốc gia coi crypto là hợp pháp. Hơn nữa, mức giá cũng ít khi được công khai ra đại chúng mà chỉ các đại lý hoặc các nhà môi giới biết.

Mua bán khá dễ dàng

Các giao dịch sẽ được xử lý bởi các sàn OTC, những tổ chức hoặc cá nhân mua coin với số lượng lớn sẽ không phải quá bật tâm về giá biến động khi mua hoặc giới hạn tài khoản trên các sàn giao dịch tập trung (sàn CEX).

Hầu hết các sàn này đều sẽ không thực hiện giao dịch ngay, thay vào đó họ mua làm nhiều đợt để tránh tạo áp lực tăng giá. Ngoài ra cách này giúp họ có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá nếu thị trường giá xuống thấp khi vẫn mua đủ số lượng coin cho khách hàng.

Ưu và nhược điểm của sàn OTC

Ưu điểm

  • Phù hợp cho các giao dịch với giá trị cao
  • Dễ dàng thương lượng về giá cả
  • Phù hợp với các tổ chức hoặc cá nhân giàu có
  • Giao dịch không thông qua các sàn CEX
  • Không gặp nhiều rắc rối pháp lý và giới hạn

Nhược điểm

  • Không phục vụ khách hàng nhỏ lẻ
  • Hỗ trợ ít các loại tài sản
  • Tính thanh khoản khá thấp

Các loại tài sản trên sàn OTC

Crypto

Thị trường tiền điện tử là một phần quan trọng của sàn OTC khi đây là miếng bánh béo bỏ đang được các công ty cung cấp dịch vụ này quan tâm. Thị trường còn tương đối non trẻ này đang dần thu hút các ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty tham gia tạo nên môi trường kinh doanh khá màu mỡ.

Hầu hết các loại tiền ảo có tính thanh khoản cao như Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin… đều được các sàn OTC hỗ trợ mang tới sự thuận tiện cho các nhà đầu tư.

Cổ phiếu không niêm yết

Cổ phiếu không được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán sẽ tìm tới các sàn OTC. Đây là nơi mọi giao dịch sẽ được thực hiện dựa theo nhu cầu giữa người mua và người bán trực tiếp với nhau. Sự đơn giản, thuận tiện và khối lượng mua lớn sẽ giúp các cổ phiếu này tiếp cận với nhiều khách hàng lớn hơn.

Trái phiếu không niêm yết

Trái phiếu của các công ty tung ra thị trường để hút thêm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cũng luôn bị các cơ quan quản lý siết chặt, khi không được niêm yết chính thức chúng sẽ tìm tới các sàn OTC.

Hợp đồng tương lai không niêm yết

Hợp đồng tương lai không niêm yết là các hợp đồng tương lai không được niêm yết trên các sàn giao dịch tương lai chính thức. Các bên có thể thỏa thuận và giao dịch các hợp đồng tương lai này trực tiếp trên sàn OTC theo điều kiện và giá cả của các bên.

So sánh sàn OTC và sàn giao dịch crypto

Đặc điểmThị trường OTCThị trường truyền thống
Giao dịchKhông giao dịch qua sànGiao dịch qua sàn crypto
GiáGiao dịch bằng cơ chế thương lượng giáGiao dịch thông qua giá trên thị trường tự do
Cơ quan quản lýSàn giao dịch tiền ảoCác sàn OTC
Thời gian thanh toánTùy thuộc vào khối lượng và cam kết thời gian trong hợp đồngGiao dịch được thực hiện ngay tùy thuộc vào giá tham chiếu

Một số sàn OTC trong thị trường crypto

Circle Trade

Circle Trade được thành lập vào năm 2013, trụ sở của Circle Trade đặt tại Boston, Massachusetts, Mỹ. Đây là một nhánh thuộc điều hành bởi Circle, công ty đứng sau stablecoin nổi tiếng USDC.

Sàn OTC này được thành lập bởi Jeremy Allaire và Sean Neville, một người là kỹ sư công nghệ và người còn lại am hiểu sâu rộng về thị trường tài chính.

Cumberland

Cumberland được thành lập vào năm 2014 tại Chicago, Illinois, Mỹ. Hiện sàn là một phần của DRW Holdings, một công ty tài chính và giao dịch. Đây là sàn coin có khối lượng giao dịch khá lớn nhưng không có con số thống kê cụ thể.

Genesis Trading

Genesis Trading được thành lập vào năm 2013 có trụ sở chính đặt tại New York. Genesis Trading là một phần của Digital Currency Group, một công ty đầu tư và phát triển công nghệ blockchain. Đây là công ty đã từng giúp Coinbase, Ripple, CoinDesk, BitGo, Blockstream phát triển thành công như ngày hôm nay.

DCG cũng quản lý một số công ty con như Grayscale Investments, Genesis Trading và CoinDesk, trong đó có quỹ Grayscale đứng đầu danh sách và khả năng được duệt là quỹ Bitcoin ETF đầu tiên trên thế giới.

ItBit OTC Desk

ItBit OTC Desk là một nhánh của ItBit, một sàn giao dịch tiền điện tử được thành lập vào năm 2012 có trụ sở chính tại New York, Mỹ.

Kraken OTC

Kraken OTC là phần của sàn giao dịch tiền điện tử Kraken, được thành lập vào năm 2011 tại San Francisco, California, Mỹ.

Kết luận

Sàn OTC là cách giúp những nhà đầu tư tổ chức dễ dàng tiếp cận với các tài sản điện tử, đây được coi là những nhà đầu tư tạo động lực cho thị trường giá lên. Với quy mô và sự phát triển của thị trường tiền ảo hiện nay vị thế của các sàn OTC ngày được nâng cao, đặc bặt tại Mỹ khi là nơi các quỹ và ngân hàng lớn tích cực tham gia thị trường này.

Một số câu hỏi thường gặp về sàn OTC:

Sàn OTC khác gì so với sàn giao dịch truyền thống?

Sàn OTC không có nơi tập trung duy nhất để thực hiện giao dịch, thay vào đó các giao dịch OTC diễn ra thông qua các kênh trực tiếp giữa các bên với nhau.

Các loại tài sản nào có thể giao dịch trên sàn OTC?

Có rất nhiều tài sản được hỗ trợ như Crypto, chứng khoán hoặc trái phiếu chưa niêm yết và cả hợp đồng tương lai chưa niêm yết.

Ai có thể tham gia giao dịch trên sàn OTC?

Các OTC thường sẽ phục vụ kahcsh hàng doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có tài sản lớn.

4.4/5 - (117 bình chọn)