Blockfi la gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người mới tham gia thị trường bỡ ngỡ. Từng là đế chế cho vay có giá trị tỷ đô nhưng khi mùa đông crypto quyét qua đã khiến hàng trăm nghìn người thành con nợ của công ty này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nhìn lại sự sụp đổ của Blockfi và bài học rút ra.
BlockFi là gì?
BlockFi là một công ty cho vay hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử được thành lập vào năm 2017 bởi Zac Prince và Flori Marquez. Zac Prince là CEO của công ty, trong khi Flori Marquez đảm nhiệm vai trò Giám đốc Quản lý rủi ro.
BlockFi đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hàng đầu trong ngành công nghiệp crypto. Công ty đã thu về khoản đầu tư từ nhiều quỹ nổi tiếng như Valar Ventures, Winklevoss Capital, Galaxy Digital và Fidelity.
BlockFi đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cho vay. Điểm mạnh của công ty này là lãi suất huy động tốt, hỗ trợ nhiều đồng coin nổi tiếng như Bitcoin, Ethereum và nhiều token khác. Giai đoạn bùng nổ DeFi 2020 và mùa tăng trưởng 2021 đã khiến BlockFi ăn nên làm ra nhưng đã nhanh chóng sụp đổ vào năm 2022.
Mô hình kinh doanh của BlockFi
Mô hình kinh doanh của BlockFi tập trung vào cung cấp các dịch vụ tài chính chủ yếu là các hoạt động cho vay. Trong đó người dùng thế chấp tài sản số có giá trị như Bitcoin hay Ethereum để vay các loại stablecoin phục vụ mục đích của mình.
Lãi suất huy động cao và lãi suất cho vay rẻ và nhu cầu cực lớn của ngành DeFi còn non trẻ đã khiến BlockFi tăng trưởng như vũ bão. Chỉ 4 năm thành lập nhưng công ty này từng được định giá tới 5 tỷ đô.
Ngoài các hoạt động cho vay thì công ty còn một số nguồn thu khác như BlockFi Credit Card – một loại thẻ tín dụng crypto. Những khoản phí thu từ các dịch vụ bổ sung như phí rút tiền và các dịch vụ liên quan khác cũng đóng góp vào doanh thu chung của công ty.
Các dịch vụ BlockFi cung cấp
Cho vay tiền điện tử
Cho vay tiền điện tử: BlockFi cho phép người dùng đặt tài sản tiền điện tử của họ (như Bitcoin, Ethereum, Litecoin) làm tài sản thế chấp để vay tiền. Theo đó tính năng này phù hợp cho các HODL khi không muốn bán tài sản của mình trên thị trường tự do. Đổi lại họ chấp nhận sẽ chịu một khoản lãi suất thường sẽ khá hấp dẫn so với biến động giá của các tài sản thế chấp – đặc biệt trong mùa tăng trưởng.
Các khoản vay thường khá linh hoạt tương tự như cách các ngân hàng sử dụng như trả góp, trả theo dự nợ gốc hoặc tất toán trước hạn không mất phí.
Lãi suất tiền gửi từ crypto
Để phục vụ cho nhu cầu vay cao thì ngoài vốn từ các quỹ đầu tư lớn thì cần có thêm rất nhiều tài sản khác nữa. Và nó nằm ở trong túi của người dùng, BlockFi đã rất khôn ngoan khi huy động nguồn vốn này ban đầu là không mất phí – về sau có trả phí cho người dùng hằng năm. Thông thường các khoản lãi huy động này khá cao, đặc biệt là các đồng coin lớn có lãi suất vượt trội. Không những thế những stablecoin như USDT, USDC… đều có mức lãi suất năm cao vượt trội so với gửi ngân hàng.
Sản phẩm và dịch vụ khác
Như đã nói, ngoài dịch vụ chính là huy động vốn và cho vay thì mảng BlockFi Credit Card và thẻ tín dụng BlockFi cũng là dịch vụ ra tiền. Người dùng sẽ sử dụng crypto để thanh toán, mua sắm hàng hóa, trả góp… vô cùng tiện lợi.
Sự phát triển và thành công ban đầu của BlockFi
Chỉ thành lập 5 năm nhưng BlockFi đã có được sự tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Sự thành công đó nhờ nguồn vốn dồi dào từ các quỹ lớn như Valar Ventures, Winklevoss Capital, Galaxy Digital, Fidelity.
Vào năm 2018, chỉ sau một năm ra mắt BlockFi đã tung ra dịch vụ huy động vốn và lưu trữ crypto hộ người dùng với lãi suất khá cao. Thời điểm đó các ví tiền điện tử khá nghèo nàn và sơ khai, dịch vụ DeFi chưa ra mắt nên BlockFi là một ngôi sao sáng chói.
Tới năm 2019, dịch vụ hái ra tiền là các khoản cho vay đã được tung ra cho phép người dùng tận dụng tài sản của mình để vay tiền. Với mức lãi thu từ người dùng đa dạng tùy loại tài sản thế chấp, thời gian vay linh hoạt đã khiến dịch vụ thu hút lượng người dùng lớn.
Chỉ trong vòng 2 năm từ 2019 tới giữa 2021, BlockFi đã hút dòng vốn lớn và nhu cầu cực kỳ cao, hầu hết người tham gia thị trường đều staking lấy lãi vì quá hấp dẫn.
Sự sụp đổ của đế chế BlockFi
Đế chế tỷ đô trên đỉnh vinh quang nhưng chỉ sau gần một năm mùa đông crypto diễn ra từ thời điểm tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn và sự sụp đổ của quỹ 3AC.
Những bất ổn ban đầu
Những tín hiệu ban đầu được những người nổi tiếng và các nhà đầu tư lâu năm trong thị trường crypto phản ánh. Phần lớn đến từ mức lãi suất huy động quá cao, các hoạt động tài chính không tuân thủ các quy định và đảm bảo quyền lợi cho người dùng.
Hơn nữa sự tăng trưởng phi mã của BlockFi cũng đặt ra hoài nghi về tính bảo mật, hầu hết tài sản của người dùng đều được một công ty quản lý. Các vụ hack xảy ra thường xuyên khiến nhiều người lo lắng hơn về tài sản của mình.
Các vụ vi phạm pháp lý
Vào tháng 7 năm 2021, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo BlockFi đã bán các token Bitconnect (BCC) mà không tuân thủ các quy định về chứng khoán. Bitconnect là dự án đầu tư cho vay theo mô hình Ponzi từng làm mưa làm gió 2017, khi sụp đổ đã thổi bay hàng tỷ đô vốn của các nhà đầu tư.
Các vấn đề về tài chính và thanh khoản
Tuy nhiên các lo lắng và những vụ kiện đó không thể thắng được việc công ty này đã phải đối mặt với một số vấn đề tài chính và thanh khoản. Theo các chuyên gia, sự sụp đổ xảy ra do việc quản lý tài chính vô cùng yếu kém của công ty này.
Vì sản phẩm của BlockFi được định giá dựa trên giá trị tiền mã hóa nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào giá tiền mã hóa lành mạnh. Khi thị trường tiền ảo bước vào mùa đông các tài sản giảm mạnh có khi tới 50% – 80% giá trị khiến công ty bị “sốc”.
Những lo ngại đã được các nhà đầu tư chú ý, đặc biệt khi quỹ 3AC sụp đổ vào tháng 6/2022. Để ngăn chặn điều tồi tệ nhất của mùa đông crypto đang diễn ra, BlockFi đã vay 400 triệu USD từ FTX. Công ty đã vay trả trước 275 triệu USD để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất đồng thời có thỏa thuận mua lại mới giá 240 triệu đô. Điều không may mắn đã diễn ra khi sản FTX cũng sụp đổ vào tháng 11 khiễng BlockFi không còn cứu cánh và phải phá sản.
Các hệ quả và tác động của sự sụp đổ BlockFi
Ảnh hưởng đến khách hàng và người dùng
Ngày 28.11, BlockFi chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở New Jersey. Theo hồ sơ phá sản của BlockFi công ty này có hơn 100,000 chủ nợ bao gồm cả chính phủ Mỹ. Trong đó chủ nợ lớn nhất đầu tiên của BlockFi là Ankura Trust, BlockFi nợ Ankura khoảng 729 triệu USD. West Realm Shires của FTX là chủ nợ lớn thứ hai của BlockFi, nợ 275 triệu USD.
Không những thế, BlockFi nợ SEC 30 triệu USD, số nợ này bắt nguồn từ khoản thanh toán tiền phạt 100 triệu USD vào tháng 2/2022 liên quan đến hoạt động cho vay không đăng ký.
Tác động đến ngành crypto
Sự sụp đổ của một công ty tiền điện tử lớn như BlockFi đã làm giảm niềm tin của người dùng vào hầu hết các ứng dụng cho vay và cả thị trường tiền ảo. Vụ sụp đổ đã chứng kiến sự lao dốc về giá khá lớn – đặc biệt sau sự sụp đổ của sàn FTX gần như khiến thị trường tê liệt.
Người dùng giờ đây chắc chắn sẽ thận trọng hơn với việc cho vay, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc tự lưu trữ tài sản qua các ví tiền ảo hoặc ví lạnh.
Bài học rút ra từ vụ sụp đổ BlockFi
BlockFi phá sản sẽ khiến các cơ quan quản lý, ở Mỹ là SEC sẽ có các quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người dùng. Với người tham gia thì họ rút ra được bài học sâu sắc rằng không nên để trứng vào một giỏ, không mang crypto của mình đi cho người khác giữ hộ. Miếng bánh lãi suất cực cao, cơ hội kiếm lợi nhuận từ crypto nhàn dỗi giờ sẽ chỉ là quá khứ.
Kết luận
BlockFi là ứng dụng tiên phong trong việc cho vay đặc biệt là trong thị trường crypto. Ngành tài chính phi tập trung tăng trưởng mạnh, blockchain cũng như người dùng tham gia ngày càng đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhu cầu vay mượn. Vay là thứ thiết yếu không chỉ trong crypto và nó xuất hiện trong mọi hoạt động thường ngày như sản xuất – kinh doanh, chi tiêu tiêu dùng cá nhân…
Hoạt động cho vay sẽ rất cần thiết cho thị trường này nhưng cần sự quản lý chặt chẽ hơn, không những thế người tham gia cần có cái đầu lạnh và không ham lãi suất cao.
Một số câu hỏi thường gặp về BlockFi:
BlockFi từng được định giá bao nhiêu?
5 tỷ đô là mức giá đỉnh cao nhất của công ty này khi được định giá.
BlockFi thành lập năm nào?
2017
Hoạt động chính của BlockFi là gì?
Cho vay và huy động vốn, trong đó cho vay là mảng kinh doanh cốt lõi.