Proof of Reserves là gì? Bằng chứng lưu trữ các sàn tiền ảo

Proof-of-Reserves là gì? Ứng dụng ra sao trong thị trường crypto

Trong bối cảnh ngày càng nhiều sự cố về bảo mật và sự thất thoát của tài sản của các sàn giao dịch crypto. Proof of Reserves đã trở thành một cách quan trọng để xác minh về tính chính xác và minh bạch về tài sản nắm giữ của các sàn hoặc giao thức. Trong bài viết này Tạp chí Crypto sẽ giúp bạn hiểu về POR là gì và tầm quan trọng trong lĩnh vực tiền ảo.

Proof of Reserves là gì?

Proof of Reserves (PoR) là một cơ chế dùng để xác thực và chứng minh rằng một sàn giao dịch hoặc tổ chức tài chính có đủ tài sản để hỗ trợ cho lượng tài sản của người dùng trong hệ thống đó. Trong mô hình Proof of Reserves, sàn giao dịch hoặc tổ chức tài chính phải cung cấp thông tin chính xác về số dư đang quản lý bao gồm dòng tiền và các loại tài sản trên blockchain.

Proof of Reserves là gì? Một khái niệm rất mới trong các mô hình xác thực bằng chứng hiện nay.
Proof of Reserves là gì? Một khái niệm rất mới trong các mô hình xác thực bằng chứng hiện nay.

Proof of Reserves giúp đảm bảo rằng các sàn giao dịch tiền ảo không thể “tạo ra” số dư giả để lừa dối người dùng. Điển hình nhất là vụ sụp đổ của sàn tiền số FTX vào tháng 11/2022 đã khiến một sàn với vốn hóa hàng chục tỷ đô bốc hơi.

Người đi tiên phong trong mô hình POR là CZ của sàn Binance nhằm hạn chế những vụ khai khống dữ liệu kế toán tránh vết xe đổ như sàn FTX.

Xem thêm:

Nguyên lý hoạt động của Proof of Reserves

Nguyên tắc hoạt động của PoR là đảm bảo tính minh bạch và xác thực rằng một sàn giao dịch hoặc một nền tảng tài chính có đủ tài sản hỗ trợ cho số dư người dùng. Mô hình PoR thường sử dụng cấu trúc dữ liệu an toàn gọi là “Merkle tree” để xác minh tính hợp lệ của số dư tài sản.

Merkle tree là một cấu trúc dữ liệu cây mà mỗi node lá của cây đại diện cho một mảnh dữ liệu (thường là các giao dịch hoặc thông tin về số dư tài sản). Các node lá được kết hợp để tạo thành các node cha, và quá trình này tiếp tục cho đến khi có một node cha gốc duy nhất. Mỗi node cha được tạo bằng cách “hash” hai giá trị con của nó.

Merkle tree là cơ sở của mô hình xác thực bằng chứng dự trữ PoR.
Merkle tree là cơ sở của mô hình xác thực bằng chứng dự trữ PoR.

Trong PoR, sàn giao dịch sẽ tạo một cây Merkle tree cho tất cả các thông tin về số dư và địa chỉ ví của họ. Cụ thể, mỗi lá của cây sẽ biểu diễn một số dư hoặc một địa chỉ ví. Sau khi đã xây dựng Merkle tree, sàn giao dịch sẽ tạo một bằng chứng bằng cách công bố giá trị của node cha gốc của cây. Chứng cứ này chứng minh rằng các số dư và thông tin về ví đã được chứng thực và không bị thay đổi.

Bên thứ ba có thể sử dụng bằng chứng này để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin số dư và địa chỉ ví. Bằng cách tính toán lại giá trị của node cha gốc từ thông tin đã công bố, bên thứ ba có thể xác minh xem chứng cứ có hợp lệ không.

Bằng chứng cây Merkle tree sau đó có thể được tích hợp vào quy trình PoR, bên cạnh các thông tin khác như địa chỉ ví và dữ liệu giao dịch. Điều này tạo ra một cơ chế toàn vẹn và minh bạch trong việc xác minh số dư tài sản của sàn giao dịch tiền điện tử.

Sự ra đời và cần thiết của Proof of Reserves

Proof of Reserves ra đời như một biện pháp nhằm ngăn chặn và đối phó với những vụ việc khai gian báo cáo tài chính hoặc thông tin kế toán của các sàn tiền ảo. Sau hàng loạt sự cố như sàn FTX hay quỹ Alameda Research sụp đổ đã gây ra thiệt hại cực lớn cho các nhà đầu tư tiền ảo cá nhân và tổ chức lớn.

Sự sụp đổ của các sàn tiền ảo

Sự sụp đổ quá nhanh của sàn FTX đã thúc đẩy PoR ra đời.
Sự sụp đổ quá nhanh của sàn FTX đã thúc đẩy PoR ra đời.

Sự sụp đổ của các sàn giao dịch tiền điện tử trong quá khứ đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới cả người dùng và thị trường. Điển hình nhất là sàn FTX đã thổi bay số tài sản ước tính từ 40 – 60 tỷ đô khiến hàng trăm nghìn nhà đầu tư trắng tay. PoR là cực kỳ cần thiết để hạn chế tối đa những sự kiện này trong tương lai.

Sự mất cân bằng thanh khoản trên các sàn coin

Một vấn đề quan trọng khác trong thị trường tiền điện tử là sự mất cân bằng về thanh khoản giữa các sàn giao dịch. Một số sàn có thanh khoản cao, trong khi những sàn khác lại thiếu hụt thanh khoản khiến khả năng bị thao túng giá gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Tính thanh khoản trên các sàn CEX hay sàn DEX đều không được công khai minh bạch.
Tính thanh khoản trên các sàn CEX hay sàn DEX đều không được công khai minh bạch.

Proof of Reserves có thể giúp cải thiện tình trạng này bằng cách đảm bảo rằng các sàn giao dịch có đủ tài sản để hỗ trợ giao dịch của người dùng. Khi bạn trade coin thì đều có thể kiểm tra được nguồn hấp thụ hoặc nếu mua số lượng lớn có thể tính được nguồn cung có đủ hay không.

Các phương pháp thường dùng trong Proof of Reserves

Đánh giá Tổng Số Dư (Balance Audit)

Balance Audit là phương pháp cổ điển để xác định PoR nhưng khá hiệu quả.
Balance Audit là phương pháp cổ điển để xác định PoR nhưng khá hiệu quả.

Phương pháp “Đánh giá Tổng Số Dư” là một trong những cách phổ biến nhất trong mô hình Proof of Reserves. Trong phương pháp này, sàn giao dịch cung cấp danh sách các địa chỉ ví và số dư tài sản của từng địa chỉ. Các danh sách này thương công khai và bất kỳ ai đều có thể kiểm tra số dư trên các nền tảng blockchain khác nhau.

Xác minh Thời Gian Thực (Real-Time Verification)

Xác thực theo thời gian thực được thực hiện qua các lênh scan của các nền tảng blockchain.
Xác thực theo thời gian thực được thực hiện qua các lênh scan của các nền tảng blockchain.

Phương pháp “Xác minh Thời Gian Thực” liên quan đến việc sử dụng dữ liệu giao dịch thời gian thực trên blockchain để kiểm tra tính hợp lệ của số dư tài sản. Sàn coin thường cung cấp các giao dịch gần đây và địa chỉ ví liên quan đến số dư, bạn có thể kiểm tra thủ công để kiểm tra tính minh bạch về thanh khoản của sàn.

Proof of Liabilities và Proof of Solvency

Proof of Liabilities và Proof of Solvency là hai phương pháp xác thực khá tương đồng nhau.
Proof of Liabilities và Proof of Solvency là hai phương pháp xác thực khá tương đồng nhau.

Proof of Liabilities” và “Proof of Solvency” là các phương pháp tương tự nhau nhằm xác minh tính minh bạch về tài chính của một tổ chức tài chính hoặc các sàn crypto. Proof of Liabilities tập trung vào việc chứng minh rằng tổ chức tài chính không thể tạo ra số dư giả mạo, trong khi Proof of Solvency chứng minh rằng tổ chức có đủ tài sản để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính (hay còn gọi là bằng chứng thanh toán).

Lợi ích của Proof of Reserves

Tăng tính minh bạch

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của PoR là tăng tính minh bạch trong hoạt động của các sàn giao dịch tiền ảo. PoR cho phép các tổ chức công khai chứng minh rằng họ thực sự có đủ tài sản để hỗ trợ số dư của người dùng.

Đây là lợi ích đầu tiên mà các tổ chức được lợi sau những vết đau mà người dùng đã phải trải qua sau sự cố sập các sàn coin lớn.

Giảm thiểu rủi ro cho người dùng

PoR giúp giảm thiểu rủi ro cho người dùng bằng cách đảm bảo rằng tổ chức tài chính hoặc sàn giao dịch có khả năng đáp ứng về số dư. Mọi người đều có thể sẵn sàng rút tiền mà không gặp bất kỳ khó khăn hay phải chờ đợi. Các sàn giao dịch coin sẽ hoạt động với đúng bản chất của nó là trung gian giao dịch và có lời.

Các công cụ theo dõi PoR

Các công cụ theo dõi PoR không phải là các công cụ được sinh ra để kiểm tra các PoR, tuy nhiên bạn nên sử dụng kết hợp giữa chúng để kiểm tra tính minh bạch về số dư của một sàn hay một giao thức.

CoinMarketCap

CoinMarketCap là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trader và các nhà đầu tư tiền ảo.
CoinMarketCap là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trader và các nhà đầu tư tiền ảo.

CoinMarketCap là một trong những nền tảng theo dõi tất cả các thông tin về thị trường tiền ảo, các đồng coin, các sàn giao dịch ngay từ thời kỳ bình minh của thị trường crypto. Mặc dù không cung cấp trực tiếp thông tin về PoR, nhưng CoinMarketCap cung cấp thông tin về các sàn giao dịch và các dự án. Bạn có thể sử dụng các thông tin như vốn hóa, tỉ lệ bị khóa (TVL) hay số lượng coin/token đang lưu hành để xác minh thông tin.

Xem thêm:

CoinGecko

Tương tự như CoinMarketCap, CoinGecko là một nền tảng theo dõi thị trường crypto nhưng nhẹ, nhiều tính năng và dễ sử dụng hơn. Người dùng có thể tìm kiếm các dự án hoặc sàn giao dịch cụ thể và xem thông tin về số dư, tổng nguồn cung…

DeFiLlama

Tracking DeFi khó - có DeFiLlama lo. Đây là một nền tảng mà bạn rất cần khi đầu tư vào mảng DeFi.
Tracking DeFi khó – có DeFiLlama lo. Đây là một nền tảng mà bạn rất cần khi đầu tư vào mảng DeFi.

DeFiLlama là một nền tảng theo dõi và phân tích về DeFi trên blockchain. Tại đây bạn có thể kiểm tra các thông tin về các giao thức DeFi, dự án và các sàn DEX liên quan đến DeFi.

Tương lai của Proof of Reserves ra sao?

Proof of Reserves hứa hẹn sẽ có một tương lai đầy triển vọng khi nó có thể sẽ trở thành một tiêu chuẩn chung để áp dụng cho các giao thức hoặc các sàn tiền ảo. Ngoài ra PoR cũng sẽ được ứng dụng nhiều hơn vào thị trường crypto, đặc biệt là mảng DeFi khi nó có quá nhiều vấn đề cần giải quyết.

Proof of Reserves có một nhiệm vụ quan trọng tạo sự chặt chẽ cho việc xây dựng tính minh bạch và tạo lòng tin trong ngành tiền điện tử và blockchain.

Kết luận

PoR đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự minh bạch trong thị trường tiền ảo, đặc biệt liên quan tới số dư của các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc các giao thức trong DeFi. Đây là một mô hình tuy mới nhưng hứa hẹn có tiềm năng to lớn giúp giải quyết những vấn đề về mất minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho người dùng.

Một số câu hỏi thường gặp về Proof of Reserves là gì:

Proof of Reserves hoạt động thế nào?

Proof of Reserves hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu về số dư tài sản và địa chỉ ví của các tổ chức như sàn tiền ảo hoặc các giao thức nhằm xác định nó có đúng hay không?

Có những phương pháp thường dùng nào để thực hiện Proof of Reserves?

Các phương pháp thường dùng trong Proof of Reserves bao gồm đánh giá tổng số dư, xác minh thời gian thực và sử dụng công nghệ an toàn như Merkle tree

Ai đã đề xuất mô hình PoR?

CZ của sàn Binance là người tiên phong khởi xướng mô hình này vào cuối năm 2022.

4.8/5 - (117 bình chọn)