Token quản trị là gì? Ưu, nhược điểm và cách hoạt động

Token quản trị là gì? Cách hoạt động ra sao.

Trong crypto, token quản trị là một khái niệm quan trọng liên quan đến các dự án dựa trên công nghệ blockchain. Những token dạng này thường đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hoặc quản trị một dự án phi tập trung trên mạng blockchain.

Token quản trị là gì?

Token quản trị hay Governance Token là một dạng token token đặc biệt được sử dụng để tham gia vào quá trình quản trị và quyết định trong một dự án blockchain. Những token này sẽ có mục đích cung cấp quyền biểu quyết và tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến dự án như thay đổi trong giao thức, quy tắc vận hành, phân phối phần thưởng, cập nhật phần mềm.

Token quản trị thường được phân phối cho những người có đóng góp vào dự án hoặc mua token trong giai đoạn đầu tiên. Việc sở hữu token quản trị mang lại quyền lợi và sự ảnh hưởng, cho phép họ tham gia vào quá trình quản trị và có tiếng nói trong việc phát triển dự án.

Token quản trị giúp các dự án phát triển qua hình thức bỏ phiếu để vận hành mang tới khả năng quản trị phi tập trung, đặc biệt là các DAO.
Token quản trị giúp các dự án phát triển qua hình thức bỏ phiếu để vận hành mang tới khả năng quản trị phi tập trung, đặc biệt là các DAO.

Những Governance Token đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tổ chức phi tập trung và đạt được sự tự trị trong các mô hình như DAO và DeFi.

Trong một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), token quản trị đại diện cho quyền biểu quyết và quyền tham gia vào quyết định của cộng đồng. Những người sở hữu token quản trị có khả năng bỏ phiếu và tham gia vào các quyết định liên quan đến chiến lược, quy tắc hoạt động khác.

Đối với DeFi, token quản trị thường được sử dụng để quản lý và điều chỉnh các giao thức tài chính phi tập trung. Cộng đồng người dùng sở hữu token quản trị có thể tham gia vào quá trình quyết định về các thay đổi trong giao thức, quản lý quỹ, lựa chọn chiến lược hoạt động….

Ưu, nhược điểm token quản trị là gì

Ưu điểm

  • Tạo ra sự công bằng và minh bạch trong quản trị
  • Tính phi tập trung
  • Tăng sự tương tác của cộng đồng

Nhược điểm

  • Cần sự thống nhất và đồng thuận cao
  • Khả năng bị tấn công 51%

Nguyên lý hoạt động của token quản trị

Token quản trị là một phần quan trọng trong việc thực hiện quản trị phi tập trung trong các dự án DAO, DeFi và các ứng dụng phi tập trung khác. Chức năng của token quản trị là cho phép chủ sở hữu tham gia vào quyết định và quản lý vận hành dự án.

Token quản trị có vai trò rất quan trọng trong vận hành các dự án DAO, DeFi hay các dApps phi tập trung.
Token quản trị có vai trò rất quan trọng trong vận hành các dự án DAO, DeFi hay các dApps phi tập trung.

Hầu hết những người tham gia đều được chọn lọc, những người có tâm huyết và trung thành với dự án thể hiện qua số lượng token họ nắm giữ. Nhưng tất cả các token đều hoạt động dựa theo các nguyên lý hoạt động chung như:

Quyền biểu quyết

Chủ sở hữu token quản trị có quyền bỏ phiếu hoặc tham gia vào các vấn đề quan trọng của dự án. Mỗi token sẽ tương đương với một phiếu. Kết quả bỏ phiếu dựa trên số lượng token mà mỗi chủ sở hữu nắm giữ.

Nếu nắm giữ nhiều token quyền biểu quyết hoặc phủ quyết về một bản cập nhật hay một đề xuất cải tiến nào đó của bạn sẽ có sức nặng.

Khả năng phân phối và sở hữu token

Các token sẽ không dễ gì được gắn quyền quản trị hoặc tác động vào các hoạt động của dự án. Cách phân phối và sở hữu token này có thể khác nhau tùy thuộc vào dự án cụ thể liên quan đến các yếu tố như hoạt động hay mức độ đóng góp.

Quyền quyết định và quản trị

Đây có lẽ là mục tiêu chính của các token quản trị khi ở trong các DAO đều thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Các quyết định quan trọng có thể bao gồm việc thay đổi giao thức, điều chỉnh quy tắc hoạt động hoặc đề xuất cải tiến chức năng…

Xem thêm:

  • DAO là gì? Các tổ chức tự trị có thể vận hành một dự án blockchain qua sự đồng thuận?

Cơ chế bỏ phiếu

Đây là cơ chế để thể hiện sự thống nhất hay bất đồng của những người nắm giữ token của dự án. Mọi người sẽ vote cho mỗi đề xuất cập nhật. Những dữ liệu được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh và công nghệ blockchain để đảm bảo sự chính xác và không thể sửa.

Phát triển cộng đồng

Token quản trị được sử dụng để tạo một cộng đồng trung thành và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của một dự án.

Tầm quan trọng của token quản trị

Token quản trị có sức ảnh hưởng rất lớn trong xu hướng phát triển của thị trường tiền ảo, đặc biệt các dự án ngày càng lựa chọn mô hình tự trị để vận hành. Thay vì quyền lực tập trung vào một cá nhân hay một nhóm nhỏ, token quản trị tạo ra một môi trường phi tập trung, trong đó người dùng có thể đóng góp và đưa ra quyết định cùng nhau.

Quyển biểu quyết giúp người nắm token đưa ra sự lựa chọn đồng thuận hoặc không đồng thuận về một đề xuất cải tiến nào đó.
Quyển biểu quyết giúp người nắm token đưa ra sự lựa chọn đồng thuận hoặc không đồng thuận về một đề xuất cải tiến nào đó.

Các token này đều có sự công bằng ngang nhau và sử dụng chung một cơ chế bỏ phiếu bầu thông qua các hợp đồng thông minh, tất cả đều đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên số đông.

Ngoài các tính năng chính đó những token cũng có thể được dùng làm phần thưởng cho người tham gia, tạo động lực cho người dùng bởi những đóng góp của họ vào dự án.

Hầu hết các dự án sử dụng token quản trị như MakerDAOCompund đều sử dụng chúng để đảm bảo sự hoạt động cửa dự án ngay cả trong giai đoạn đầu. Mặc đù đã trải qua nhiều năm nhưng lựa chọn này vẫn rất đúng và hiệu quả, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho dự án.

Các mô hình quản trị

Có nhiều mô hình quản trị được sử dụng trong việc triển khai token quản trị trong các dự án blockchain như mô hình top-down, mô hình bỏ phiếu đa phần hay bỏ phiếu ủy quyền. Tất cả chúng đều được ứng dụng trong những đề xuất thay đổi cụ thể của một dự án.

Những mô hình hoạt động chính của token quản trị.
Những mô hình hoạt động chính của token quản trị.

Mô hình Top-Down

Mô hình Top-Down (trên xuống) là một mô hình quản trị trong đó quyền lực và quyết định được tập trung vào những người có sức ảnh hưởng hoặc các nhà phát triển dự án. Các quyết định sau đó được truyền xuống các cấp dưới để thực hiện. Các thành viên cấp thấp trong tổ chức phải tuân theo hướng dẫn và quyết định của cấp cao hơn mà không có quyền thay đổi.

Mô hình này làm mất sự cân bằng về khả năng hoạt động phi tập trung, hiện nay chỉ được sử dụng trong các dự án thông thường.

Mô hình bỏ phiếu đa phần

Đây là mô hình quản trị đơn giản nhất, trong đó mỗi token quản trị tương đương với một phiếu bầu. Các quyết định quản trị được đưa ra dựa trên đa số phiếu bầu. Tuy nhiên mô hình có nhiều bất cập, nếu một cá nhân hoặc tổ chức có quá nhiều token sẽ dẫn tới bị tấn công 51% ảnh hưởng tới cả dự án.

Mô hình bỏ phiếu xử lý

Các token quản trị thay vì được bỏ phiếu và tính vào kết quả chung ngay thì sẽ có một thời gian chờ nhất định. Thời gian chờ cho phép cộng đồng đưa ra ý kiến và thảo luận, cuối cùng quyết định được đưa ra dựa trên đa số phiếu bầu.

Mô hình bỏ phiếu trung lập

Mô hình này sử dụng một bên thứ ba thường là những hợp đồng thông minh để quản lý quá trình bỏ phiếu và đưa ra quyết định. Các thông tin được công khai trên blockchain giúp đảm bảo sự minh bạch trong thông tin và không thể sửa đổi hay thay thế.

Mô hình ủy quyền

Người dùng có thể ủy quyền token quản trị của mình cho một người khác để bỏ phiếu thay mình. Bạn sẽ không trực tiếp tham gia nhưng quyền bỏ phiếu vấn giữ nguyên.

Mô hình DAO

DAO hay tổ chức tự trị phi tập trung, người dùng sẽ sử dụng token quản trị để xây dựng một hệ thống quản trị phi tập trung hoàn toàn. Mô hình sẽ sử dụng token gần như trong mọi hoạt động của dựa án.

Maker DAO tạo ra một stablecoin DAI hoạt động dựa trên token quản trị Maker (MKR).

Trong mô hình DAO, người nắm nhiều token thường có quyền bỏ phiếu và ảnh hưởng lớn hơn so với người nắm ít token. Nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc ưu đãi cổ phần (token-weighted voting), trong đó số lượng token mà một cá nhân nắm giữ tương đương với sự ủng hộ và quyền lực của họ trong các quyết định.

So sánh token quản trị và token tiện ích

Token Quản trịToken Tiện ích
Đại diện cho quyền quản trị và ra quyết định trong dự ánĐược sử dụng để truy cập và sử dụng các dịch vụ, tính năng
Thường được phân phối cho những người đóng góp tích cực trong dự ánCó thể dễ dàng mua được trên các sàn giao dịch tiền ảo
Có quyền bỏ phiếu trong các quyết định quan trọngKhông có quyền bỏ phiếu
Được sử dụng để quản lý và vận hành các dự ánĐược sử dụng để vận hành blockchain, trả phí giao dịch hoặc huy động vốn ban đầu (ICO)
Sở hữu giới hạn tùy từng dự ánSở hữu không giới hạn, dễ dàng mua được
Kiếm được lợi nhuận và phần thưởngKhông kiếm được lợi nhuận
Có quyền tham gia vào việc quản trị và thay đổi trong dự ánKhông có quyền tham gia vào việc quản trị và thay đổi

Token quản trị có giá trị không?

Mục đích chính của các token quản trị sinh ra là khả năng hỗ trợ vận hành thông qua các hoạt động voting đề xuất hoặc thay đổi trong cơ chế hoạt động của dự án đó. Xét về giá trị chức năng của token quản trị khá biệt hoàn toàn so với các token tiện ích.

Token quản trị ngoài có quyền biểu quyết thì vẫn có giá trị thị trường khá lớn.
Token quản trị ngoài có quyền biểu quyết thì vẫn có giá trị thị trường khá lớn.

Tuy nhiên, lợi nhuận có được của những người nắm giữ token này nằm ở quyền bỏ phiếu quyết định các đề xuất. Ngoài ra các hoạt động mạng cũng mang lại lợi ích cho chủ token như lợi nhuận hoặc chia cổ tức…

Ngay nay các token quản trị có thể được giao dịch mua bán bình thường hoặc tham gia các dịch vụ kiếm lời như staking hay swap rất dễ dàng.

Một số token quản trị của các dự án lớn

Uniswap

Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung trên mạng blockchain Ethereum. Token quản trị của Uniswap có tên UNI, những người nắm giữ có quyền tham gia vào quyết định quản trị quan trọng của giao thức.

PancakeSwap

PancakeSwap là một sàn DEX được phát triển dựa theo mã nguồn của Uniswap nhưng hoạt độn trên mạng Binance Smart Chain (BSC). Token quản trị của PancakeSwap được gọi là CAKE, khi nắm giữ token này người dùng có quyền biểu quyết bằng cách vote cho các đề xuất.

Aave

Aave là một giao thức cho vay phi tập trung, token chính là AAVE. Khi nắm giữ ngoài việc có quyền biểu quyết các hoạt động cho vay, mức lãi suất hay các quy tắc trong cho vay của giao thức.

ApeCoin DAO

ApeCoin DAO là một cộng đồng Web3 tập trung vào thế giới NFT, tương tự như các token quản trị khác – APE là token của Apecoin dùng để vote các đề xuất về hoạt động của dự án.

Xem thêm:

Decentraland

Decentraland (MANA) là một nền tảng thế giới ảo dựa trên blockchain, đây là dự án tiên phong trong việc biến các bất động sản trong vũ trụ Metaverse thành sự thật. Việc sở hữu token MANA giúp bạn có quyền quyết định về phát triển của Decentraland.

Kết luận

Token quản trị đóng vai trò quan trọng trong mô hình quản trị phi tập trung như DAO và DeFi của các dự án lớn. Đây là cách minh bạch và công bằng nhất khi hoạt động dựa trên ý kiến của cộng đồng, các dự án nhờ đó có thể tồn tại và phát triển lâu dài – bền vững hơn.

Tuy nhiên, mô hình DAO cũng có khá nhiều rủi ro – đặc biệt là sự đồng thuận của cộng đồng trong mỗi đề xuất và cải tiến mạng. Ngoài ra yếu tố thời gian cũng gây cản trở và cần sự nhất trí chung của mọi người thì DAO và token quản trị mới phát huy hết vai trò của mình.

Một số câu hỏi thường gặp về token quản trị là gì?

Token quản trị ảnh hưởng như thế nào đối với các dự án?

Người nắm giữ token quản trị có quyền bỏ phiếu để đạt được sự đồng thuận về những thay đổi.

Token quản trị có mua bán được không?

Có, tùy thuộc vào các dự án nhưng phần lớn bạn có thể dễ dàng mua được những token này trên các sàn tiền ảo.

Có bao nhiêu token quản trị?

Có nhiều token quản trị khác nhau và đây đang là một xu hướng phổ biến của các dự án. Tuy nhiên có nhiều DAO lớn như Compound, MakerDAO, Uniswap cùng nhiều dự án khác đã chuyển sang hình thức quản trị phi tập trung và sử dụng token để vận hành dự án.