Bitcoin là một loại tiền điện tử sử dụng giao thức P2P sẽ cho phép các khoản thanh toán được gửi trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua các tổ chức tài chính trung gian. (Satoshi Nakamoto, người sáng lập ra Bitcoin đã mô tả khái niệm trong sách trắng của Bitcoin vào năm 2009).
Bitcoin là gì? #
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số. Không giống như các loại tiền tệ fiat như đồng đô la Mỹ, Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Thay vào đó, Bitcoin được điều chỉnh bởi một bộ quy tắc. Điều này làm cho Bitcoin trở nên phi tập trung. Không ai sở hữu hoặc kiểm soát Bitcoin một cách độc lập, vì vậy mọi người đều có thể tham gia vào mạng lưới. Các giao dịch bitcoin hoàn toàn ngang hàng, có nghĩa là tiền sẽ được di chuyển trực tiếp từ người gửi đến người nhận và không hề qua các tổ chức tài chính như các ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính v.v… Địa chỉ ví bitcoin chỉ bao gồm một chuỗi các chữ cái và số, ngoài ra không có bất kỳ thông tin gì khác. Nếu chủ sở hữu của một địa chỉ không xác nhận mình là chủ nhân chiếc ví thì các giao dịch chuyển và nhận tiền là hoàn toàn ẩn danh ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Bitcoin được tạo ra với rất nhiều những quy tắc khác nhau như thuật toán đào luôn thay đổi, độ khó gia tăng, hay lượng bitcoin đào được trên mỗi block sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 4 năm… Nguồn cung bitcoin được xác định trước và không bị thay đổi và sẽ không bao giờ vượt quá 21 triệu đồng. Với tốc độ khai thác và độ khó mạng lưới xác định thì tới năm 2140 đồng bitcoin cuối cùng sẽ được khai thác, điều đó khiến bitcoin trở nên khan hiếm.
Bitcoin được sử dụng như thế nào #
Bitcoin có thể được sử dụng tương tự như một loại tiền tệ, có thể thanh toán hóa đơn, mua hàng hóa tương tự như tiền truyền thống. Ngày nay, bitcoin được coi như một một tài sản có giá trị, một công cụ chống lại lạm phát. Bitcoin có thể di chuyển một cách cực dễ dàng với mức phí rất thấp, phí giao dịch sẽ được tính bởi mạng lưới giao động trong khoảng 3$ tới 60$ (tùy vào nhu cầu sử dụng của mọi người mà giao dịch tăng hay giảm sẽ quyết định tới phí giao dịch). Có những giao dịch hàng tỷ đô giá trị đồng bitcoin nhưng mức phí giao dịch chỉ vài chục đô, nếu gửi bằng ngân hàng truyền thống sẽ mất hàng triệu đô phí giao dịch, thời gian hoàn thành có thể lên tới vài ngày, với bitcoin con số chỉ là 10 phút.
Tất cả các giao dịch trên mạng lưới bitcoin đều công khai minh bạch, bạn có thể tra số dư của một địa chỉ, lượng bitcoin họ đã giao dịch, thời điểm giao dịch rất dễ dàng. Tuy nhiên, các địa chỉ đều ẩn danh và không ai có thể biết được địa chỉ ví đó của ai và ở đâu, chính yếu tố ẩn danh đã tạo nên sự thành công của bitcoin. Ngày nay có rất nhiều dịch vụ giúp bạn quản lý bitcoin như những sàn giao dịch, các ứng dụng như BlockFi v.v… bạn không hề nắm giữ khóa cá nhân. Để lưu trữ bitcoin trực tiếp bạn có thể sử dụng ví bitcoin core từ nhà phát triển, nơi chứa cuốn sổ cái giao dịch và ứng dụng có thể giúp bạn gửi và nhận bitcoin đơn giản, bạn có thể tải về tại đây. Ngoài ra có một cách lưu trữ an toàn là sử dụng ví lạnh Ledger hoặc Trazor giúp bảo vệ khóa cá nhân private key an toàn tối đa, bạn có thể đặt mua ví chính hãng từ nhà sản xuất tại đây.
Điều gì làm nên giá trị của Bitcoin? #
Bitcoin giới hạn nguồn cung, điều đó là chắc chắn, việc giới hạn nguồn cung sẽ khiến bitcoin khan hiếm bởi nhu cầu sở hữu tương tự như vàng. Ngoài ra còn một số các yếu tố khác dẫn tới bitcoin có giá trị bao gồm: tính bảo mật, sự ẩn danh, dễ phân chia, sự di động.
Thanh toán bằng bitcoin? #
Mỗi một block của bitcoin tương ứng 10 phút, đó là thời gian để tích lũy tất cả các giao dịch của người dùng trong thời điểm đó, khi đủ một block mạng lưới sẽ dùng sức mạnh từ những máy đào trên khắp thế giới để xác nhận giao dịch. Để giao dịch được an toàn và chuẩn xác, hạn chế khả năng lỗi thì nên đợi từ 2 – 6 lần xác thực (tương ứng 2 – 6 block, tương đương 20 phút – 60 phút). Cho dù bạn đợi mạng lưới xác thực giao dịch tới 60 phút thì bitcoin cũng tỏ ra nhanh hơn các hệ thống tài chính rất nhiều lần khi có thể mất tới vài ngày, chưa kể những ngày nghỉ lễ.
Sự khan hiếm của Bitcoin #
Sẽ không bao giờ có nhiều hơn 21 triệu bitcoin. Điều này có nghĩa là, bất kể nhu cầu về bitcoin tăng cao đến mức nào, nguồn cung vẫn chỉ là 21 triệu đồng, bitcoin không thể được in ra thêm, do đó giá trị của bitcoin có thể tăng lên rất nhiều. Sự khan hiếm về nguồn cung sẽ khiến bitcoin trở thành một loại tài sản dự trữ thay vì trở thành một loại tiền tệ thanh toán.
Khả năng phân chia của Bitcoin #
Bitcoin có 21 triệu đồng nhưng có thể phân tách thành những đơn vị siêu nhỏ có thể lên tới 100 triệu satoshi. Bạn hoàn toàn có thể mua bitcoin với một lượng dù nhỏ tới đâu cả khi giá bitcoin tăng vọt.
Khả năng bảo mật của Bitcoin #
Bitcoin hoàn toàn phi tập trung và không thể kiểm soát bởi bất kỳ ngân hàng trung ưng, chính phủ hay cá nhân nào. Không giống như tiền tệ truyền thống, các ngân hàng trung ương, chính phủ có thể can thiệp và thay đổi những quy tắc như tác động để in thêm tiền và hệ quả sẽ khiến lạm phát tăng cao. Do không ai quản lý dẫn tới không ai có thể cấm được mạng lưới bitcoin, chúng hoàn toàn phi tập trung, được vận hành bởi hàng triệu máy tính khai thác rải rác khắp nơi trên thế giới.
Bitcoin hoạt động như thế nào #
Bitcoin sử dụng một chuỗi khối để lưu trữ tất cả các giao dịch xảy ra trên mạng gọi là block. Mạng lưới blockchain của bitcoin là một cuốn sổ cái công khai nơi ghi lại tất cả những giao dịch đã xảy ra từ những ngày đầu tiên, do đó bất kỳ ai đều có thể xem các giao dịch đó. Để xử lý giao dịch, mạng lưới sẽ tập hợp những giao dịch của người dùng vào một block, trước đây mỗi block sẽ có ít giao dịch nhưng kể từ cập nhật SigWit vào năm 2017 dẫn tới chia tách một phần thành BitcoinCash do những người không ủng hộ giải pháp tăng dung lượng block. Ngày nay, mỗi một block sẽ chứa trung bình khoảng 500 giao dịch, mỗi khối sau được nối vào khối trước đó để đảm bảo rằng không có giao dịch gian lận nào. Thiết kế này nhằm làm cho Bitcoin trở nên minh bạch và có khả năng chống tham nhũng hoặc gian lận và nó đã hoạt động ổn định trong suốt một thập kỷ qua.
Do mỗi khối chỉ chứa một lượng giao dịch bitcoin nhất định dẫn tới vào những thời điểm nhu cầu giao dịch tăng cao thì những giao dịch sẽ được dồn sang những block kế tiếp. Để được mạng lưới ưu tiên giao dịch sớm hơn bắt buộc phải tăng phí giao dịch nhằm khuyến khích thợ đào xác thực giao dịch do đó dẫn tới phí giao dịch tăng cao. Giao dịch bitcoin là hoạt động thêm các khối mới vào mạng lưới và đảm bảo rằng các giao dịch trong quá khứ không bị thay đổi. Tính bất biến này đảm bảo rằng các khoản thanh toán sẽ không bao giờ bị đảo ngược. Khi giao dịch được xác nhận thành công, người nhận sẽ cảm thấy tin tưởng khi số bitcoin đã được mạng lưới xác nhận thành công, càng nhiều block xác nhận về sau càng khiến giao dịch đó tin cậy và khó có thể đảo ngược. Đó là nguyên nhân với những giao dịch với số tiền lớn họ thường chọn từ 2 – 6 block xác thực giao dịch.