Ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ Silicon Valley Bank sụp đổ

Ngan hang Silicon Valley bank sup do

Kể từ sau đại khủng hoảng 2008 khiến ngân hàng Washington Mutual phá sản, sau gần 15 năm Silicon Valley Bank là ngân hàng thứ hai nối gót.

Silicon Valley Bank là một ngân hàng thuộc quản lý của SVB Financial Group, đây là ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ trước thời điểm khủng hoảng.

Nguyên nhân bắt đầu vào thứ năm ngày 9/3/2023 theo giờ Việt Nam khi ngân hàng này đang tìm cách huy động vốn. Khởi đầu từ việc SVB phá sản xuất phát điểm từ ngân hàng nhỏ khác là Silvergate chuyên cung cấp các giải pháp tài chính trong lĩnh vực crypto. Ngay sau đó là sự rút tiền ồ ạt trên quy mô lớn của các nhà đầu tư khỏi những quỹ, tổ chức tín dụng có liên quan tới thị trường này để bảo vệ tài sản của mình.

Ngân hàng SVB cũng tích cực hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tham gia IPO bằng cách hỗ trợ vốn, cho vay lãi suất ưu đãi… Kinh tế thế giới hiện đại đang đứng trước nguy cơ suy thoái, SVB lại rất cần vốn để vận hành những mảng kinh doanh của mình. Tới cuối ngày thứ Năm đó, SVB cho biết ngân hàng phải bán gấp tất cả trái phiếu để trang trải cho khoản nợ 1.8 tỷ đô.

Sau thông tin này những khách hàng của SVB đã rút ồ ạt số tiền khổng lồ lên tới 42 tỷ đô, vào cuối ngày hôm sau tổng số tiền mặt trong kho của SVB âm tới 958 triệu đô và ngân hàng bắt đầu mất thanh khoản.

Chỉ sau 48 giờ khủng hoảng ngân hàng đã mất thanh khoản trầm trọng, cổ phiếu lao dốc tới hơn 60% khiến nổ lực bán tháo cổ phiếu gần như thất bại hoàn toàn.

Nhân viên ngân hàng Silicon Valley Bank trước trụ sở công ty trong ngày khủng hoảng
Nhân viên ngân hàng Silicon Valley Bank trước trụ sở công ty trong ngày khủng hoảng

Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho biết đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sự sụp đổ của ngân hàng SVB đã khiến rất nhiều những tổ chức tài chính, các công ty, cá nhân có tiền sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo thông cáo báo chí từ các cơ quan quản lý, Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California đã đóng cửa SVB và chỉ định FDIC là bên xử lý hậu quả. FDIC đã thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara, hiện đang nắm giữ các khoản tiền gửi được bảo hiểm từ SVB.

Sang đầu tuần tới những người đang gửi tiền tại ngân hàng này sẽ có thể rút tài sản của mình. Gói bảo hiểm tiêu chuẩn hiện sẽ chi trả số tiền 250,000$ cho mỗi người gửi có tham gia đóng bảo hiểm, những người không tham gia sẽ nhận được chứng nhận tưởng ứng với số tiền trong số sư tài khoản.

Thông báo của FDIC tại trụ sở của SVB.
Thông báo của FDIC tại trụ sở của SVB.

SVB là một ngân hàng rất lớn hỗ trợ các công ty IPO với mức lãi suất cao hơn. Việc ngân hàng này sụp đổ sẽ tạo một phản ứng dây chuyền rất lớn sẽ khiến nhiều tổ chức bị ảnh hưởng. Tính đến cuối tháng 12/2022, SVB có khoảng 209 tỷ đô tài sản và 175.4 tỷ đô tiền gửi của khách hàng.

Vụ phá sản ngân hàng gần đây nhất của Hoa Kỳ ở quy mô này là Washington Mutual vào năm 2008, ngân hàng có tài sản trị giá 307 tỷ đô la.

Tên ngân hàng sụp đổTổng tài sảnTổng tiền gửiNăm sụp đổ
Washington Mutual307 tỷ đô188 tỷ đô2008
Silicon Valley Bank212 tỷ đô173 tỷ đô9/3/2023
Indymac32 tỷ đô19 tỷ đô2008
Colonial Bank25 tỷ đô20 tỷ đô2009
Guaranty Bank13 tỷ đô12 tỷ đô2017
Bảng số liệu ngân hàng sụp đổ theo giá trị tài sản từ 2001 tới nay.

Vụ sụp đổ ngân hàng lần này là cú tát lớn vào các cơ quan quản lý như Bộ Tài Chính Mỹ và FED. Trong khi vấn đề lạm phát liên tục không giảm và lãi suất vẫn tăng rất cao khiến kinh tế Mỹ có nguy cơ lâm vào suy thoái trong năm nay.

4.2/5 - (109 bình chọn)