Ví Non Custodial là gì? 6+ ví Non Custodial an toàn nhất

ví non Custodial là gì

Trước đây khi vốn hóa thị trường crypto tương đối nhỏ bé các ví custodial được sử dụng nhiều hơn cả do tính năng dễ sử dụng, được các bên thứ ba uy tín quản lý. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ví non custodial đã mang đến một sự thay đổi quan trọng trong lưu trữ tiền điện tử của người dùng. Trong bài viết này Tạp chí Crypto sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại ví này và những ưu cũng như nhược điểm.

TL;DR

  • Ví non custodial giúp người dùng tự quản lý các private key và seed phrase, không một bên thứ ba nào có thể can thiệp vào ví
  • Ví non custodial mở ra sự tự do trong quản lý tài sản tránh những rủi ro khi lưu trữ crypto ở những nơi tập trung.

Ví non custodial là gì?

Ví non custodial là một loại ví tiền điện tử mà người dùng hoàn toàn kiểm soát và quản lý private key và từ khóa khôi phục của mình mà không cần sự can thiệp từ bất kỳ bên thứ ba nào. Đổi lại thì mọi trách nghiệm về lưu trữ và sử dụng ví người sử dụng sẽ phải tự trang bị kiến thức đảm bảo sự an toàn cho ví.

Non-custodial là loại ví mang tới quyền quản lý cao nhất cho mọi loại ví lưu trữ tiền điện tử.
Non custodial là loại ví mang tới quyền quản lý cao nhất cho mọi loại ví lưu trữ tiền điện tử.

Trái ngược hoàn toàn với các loại ví custodial khi được các sàn giao dịch, những ứng dụng hay các công ty lưu trữ và quản lý tài sản hộ. Tuy nhiên trước những sóng gió và biến cố đã chứng minh một điều việc tự lưu trữ trên các ví tiền điện tử non custodial là cần thiết.

Ví non custodial thường hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử và và thực hiện giao dịch trực tiếp trên mạng blockchain. Do vậy sẽ không có chút nào cản nào về các giới hạn giao dịch, thời gian giao dịch mang tới sự tự do hơn khi sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của ví non custodial

Nguyên lý hoạt động của ví non-custodial dựa trên việc người dùng sẽ tự chịu trách nghiệm về tài sản và khóa cá nhân (private key) của ví. Ngoài ra các giao dịch xuất phát từ những ví dạng này sẽ trực tiếp được đẩy lên mạng blockchain và chờ xử lý, bỏ qua các bước xác minh hoặc kiểm duyệt khác.

Mô hình về nguyên lý hoạt động của một ví non custodial trong một giao dịch chuyển và nhận coin.
Mô hình về nguyên lý hoạt động của một ví non custodial trong một giao dịch chuyển và nhận coin.

Để gia tăng sự an toàn các ví non custodial sẽ được trang bị thêm các lớp bảo mật nâng cao như mật khẩu, mã pin hoặc 2FA để xác nhận chủ nhân chiếc ví. Ngoài ra, ví cũng hỗ trợ đa nền tảng và hỗ trợ theo tiêu chuẩn BIP (Bitcoin Improvement Proposals), tiêu chuẩn mạng ERC-20 để phù hợp hơn với các dApps.

Lợi ích khi sử dụng ví non custodial

Những lợi ích của ví dạng non custodial mà người dùng có được.
Những lợi ích của ví dạng non custodial mà người dùng có được.

An toàn trong giao dịch

Với ví non-custodial người sử dụng gần như sẽ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn chiếc ví của mình từ private key đến các từ khóa phục hồi. Chắc chắn những ví dạng này sẽ giúp người dùng cảm thấy an toàn hơn trước những biến cố sụp đổ của các sàn giao dịch hoặc các dịch vụ lưu ký tiền điện tử gặp vấn đề.

Khi thực hiện một giao dịch cũng sẽ an toàn hơn nhờ những tính năng bảo mật cao cấp không kém gì các ví custodial như 2FA, mã PIN.

Quyền riêng tư đánh giá cao

Những thông tin của người dùng khi sử dụng ví non custodial gần như được giữ kín và không bị tiết lộ cho nhà phát triển ví. Trái ngược hoàn toàn với ví custodial khi cần thực hiện các thao tác KYC để xác minh danh tính khi sử dụng dịch vụ.

hông tin cá nhân của người dùng không được yêu cầu hoặc lưu trữ trên các máy chủ giúp tránh được việc bị hacker tấn công hoặc bị lộ dữ liệu.

Giao dịch không giới hạn

Giao dịch trên các loại ví non custodial sẽ không có bất kỳ giới hạn nào.
Giao dịch trên các loại ví non custodial sẽ không có bất kỳ giới hạn nào.

Các ví tập trung thường sẽ bị giới hạn giao dịch hoặc theo từng nhóm phân khúc khách hàng. Với ví non custodial thì không có bất kỳ giới hạn nào cả, bạn có thể gửi hàng triệu đô hoặc chỉ một con số rất nhỏ 1 phần nghìn token. Ngoài ra giao dịch cũng được gửi nhanh chóng lên mạng và chờ xác thực nên khá tiết kiệm thời gian.

Hỗ trợ đa nền tảng

Các ví non custodial có khả năng đồng bộ và hoạt động trên nhiều thiết bị và nền tảng như di động, máy tính, trình duyệt web… Sự tiện lợi và đơn giản khi dùng là những gì khác hàng được trải nghiệm, đồng thời việc quản lý và theo dõi tài sản có thể thực hiện liên tục ở mọi nơi.

Ưu và nhược điểm của ví non custodial

Ưu và nhược điểm của ví non custodial
Ưu và nhược điểm của ví non custodial

Ưu điểm

Lợi thế dễ dàng nhận ra nhất khi sử dụng các loại ví này là việc không bị kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức hay sàn giao dịch nào. Ngay cả những nhà phát triển ra ví cũng không có bất kỳ một quyền kiểm soát hoặc truy cập vào ví dạng non custodial.

Do đó bất chấp những vụ sàn giao dịch bị hacker tấn công, những giao thức làm lộ private key của người dùng gây mất tài sản thì ví dạng non custodial vẫn không hề bị ảnh hưởng. Mọi vấn đề về lưu trữ, quản lý và bảo mật sẽ chỉ do chủ nhân ví mới có thể thực hiện.

Ngoài ra khi dùng ví bạn cũng không cần phải KYC để xác minh danh tính, không bị giới hạn số tiền có thể chuyển tạo ra một sự tự do rất lớn.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích to lớn thì ví non custodial cũng có nhiều nhược điểm khá lớn. Những lợi thế cũng chính là những điểm yếu chí mạng khi sử dụng.

Đáng chú ý nhất là người dùng quên private key hoặc các từ khóa khôi phục dẫn tới mất quyền truy cập vào tài sản của mình. Ngoài ra các ví này cũng yêu cầu người dùng có một chút kỹ năng để vận hành vá sử dụng.

Ví non-custodial không cung cấp các dịch vụ như lưu trữ, quản lý đa ví hay hỗ trợ khách hàng như ví custodial. Các tiện ích như hỗ trợ khi như quên mật khẩu, hỗ trợ khách hàng 24/7, hay bảo hiểm tài sản cũng không hề có.

So sánh ví non custodial với ví custodial

Cả hai loại ví đều có nhiều tính năng trái ngược nhau.
Cả hai loại ví đều có nhiều tính năng trái ngược nhau.
Ví Non-custodialVí Custodial
Người dùng giữ quyền kiểm soát hoàn toàn private keyCác dịch vụ ví, các sàn giao dịch sẽ nắm giữ private key thay cho người dùng
Không cần khai báo các thông tin cá nhânCần KYC, xác minh tài khoản khi sử dụng
Người dùng tự chịu trách nhiệm bảo mật private key và khôi phục ví khi bị hỏngCác dịch vụ sẽ hỗ trợ người dùng
Cho phép giao dịch trực tiếp trên blockchain mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nàoGiao dịch thông qua dịch vụ ví, yêu cầu đáp ứng các quy tắc như giới hạn giao dịch…
Quyền riêng tư caoCó thể bị lộ thông tin nếu dịch vụ bị tấn công
Hỗ trợ đa nền tảng, người dùng có thể truy cập và quản lý ví từ nhiều thiết bịHỗ trợ đa nền tảng nhưng có thể yêu cầu sử dụng ứng dụng riêng biệt nếu có.

Những ví non custodial phổ biến

Ví Metamask

Metamask, một trong những ví Web3 thời đầu đạt được lượng người dùng lớn và ổn định.
Metamask, một trong những ví Web3 thời đầu đạt được lượng người dùng lớn và ổn định.

Metamask là ví tiền điện tử Web3 được ra mắt năm 2016 bởi ConsenSys hoạt động chính trên mạng blockchain Ethereum và các mạng Layer 2 như BSC, Polygon,…

MetaMask cho phép người dùng tạo, sử dụng các token trực tiếp trên ví dựa trên ERC-20, đồng thời ví có khả năng tương tác mạnh mẽ với các dApps, các sàn giao dịch tiền ảo phi tập trung (DEX)…

Metamask là một ví dạng non custodial, không có bất kỳ ai có quyền truy cập vào ví trừ những ứng dụng và người dùng cấp quyền truy cập.

Xem thêm:

Ví Coinbase Wallet

Ví Coinbase Wallet của sàn Coinbase nhưng vẫn thuộc dạng ví non custodial.
Ví Coinbase Wallet của sàn Coinbase nhưng vẫn thuộc dạng ví non custodial.

Đúng như tên gọi, ví Coinbase được tạo bởi sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu có trụ sở tại Mỹ Coinbase và đang nhanh chóng phát triển trở thành ví có lượng người dùng lớn.

Ví được ra mắt vào năm 2018 và hiện có gần 90 triệu người dùng trên toàn thế giới. Coinbase Wallet hỗ trợ Ethereum và các EVM dưới dạng các tiện ích mở rộng như Metamask, tuy nhiên ví Coinbase hỗ trợ thêm các mạng như Solana…

Sở dĩ ví Coinbase được đánh giá là một dạng ví non custodial do ví hoạt động độc lập hoàn toàn với công ty Coinbase, không có bất kỳ mối liên hệ vào với sàn giao dịch cùng tên này. Người sử dụng ví cũng không cần KYC hoặc liên kết với tài khoản Coinbase.

Ví Trust Wallet

Ví Trust Wallet là ví tiền điện tử phổ biến nhất trên thiết bị di động.
Ví Trust Wallet là ví tiền điện tử phổ biến nhất trên thiết bị di động.

Ví Trust là một ví có khả năng hỗ trợ nhiều mạng blockchain nhất với hơn 65 mạng blockchain và 4.5 triệu token. Mặc dù hiện tại ví đã được bán và kiểm soát bởi sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới Binance nhưng ví vẫn giữ được chuẩn non custodial vốn có.

Ví Mew (MyEtherWallet)

MyEtherWallet, ví tiền ảo phổ biến nhất giao đoạn 2018.
MyEtherWallet, ví tiền ảo phổ biến nhất giao đoạn 2018.

Ví Mew là một ví non custodial ra mắt vào năm 2015 hỗ trợ chính trên mạng Ethereum và các Layer 2 của mạng này. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các ví như Metamask và Trust Walet nhưng người dùng của ví Mew khá ổn định.

Ví Coinomi

Một ví tiền ảo khác được ra mắt vào năm 2014 với khả năng hỗ trợ tới 125 mạng blockchain và trên 1800 các loại token. Coinomi cung cấp cho người dùng quyền truy cập và tương tác với các dApps, Web3….

Ví Exodus

Ví Exodus hỗ trợ nhiều nền tảng mang tới sự đồng bộ rất tiền lợi.
Ví Exodus hỗ trợ nhiều nền tảng mang tới sự đồng bộ rất tiền lợi.

Ví Exodus là một ví đa nền tảng hoạt động trên Windows, Linux, Mac và các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android/iOS. Ví hỗ trợ 130 loại tiền điện tử khác nhau, bao gồm BTC, ETH, BNB, SOL và DOGE.

Kết luận

Ví non-custodial đem lại nhiều lợi ích quan trọng như quyền quản lý và bảo vệ các tài sản của mình. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như tự chịu trách nhiệm về bảo mật, khả năng mất quyền truy cập, khó khăn trong việc sử dụng cho những người mới.

Một số câu hỏi thường gặp về ví non Custodial:

Ví non-custodial dùng để làm gì?

Ví dùng để lưu trữ coin và token, đồng thời giúp người dùng tham gia các hoạt động trong lĩnh vực DeFi như lending, staking, swap… và kết nối với các dApp.

Lưu trữ trên ví non-custodial có an toàn không?

Về cơ bản việc lưu trữ coin trực tiếp trên ví non custodial là an toàn nhất khi không chịu sự giám sát hoặc quản lý của sàn giao dịch hoặc các công ty lưu ký.

Ví có liên kết với sàn giao dịch được không?

Không thể, các ví này chỉ có thể sử dụng độc lập.

4.6/5 - (95 bình chọn)
Tài liệu tham khảo: