Polkadot (DOT) là gì? Hệ sinh thái Polkadot Ecosystem

tim hieu du dan polkadot

Hệ sinh thái blockchain thuở đầu được thống trị bởi Bitcoin và Ethereum, vào tháng 5/2020 Polkadot chính thức ra mắt, mạng lưới được sinh ra với mục tiêu sẽ trở thành blockchain thế hệ tiếp theo.

Polkadot sinh ra với mục tiêu tạo thuận lợi cho việc sử dụng mà không gặp phải những hạn chế về việc mở rộng quy mô như mạng lưới Bitcoin hay Ethereum. Ethereum là một mạng blockchain phi tập trung lớn sau Bitcoin, nơi các lập trình viên có thể xây dựng ứng dụng của mình dựa trên nền tảng có sẵn, mọi hoạt động đều dựa trên các hợp đồng thông minh. Tuy nhiên vấn đề lại đến từ chính sự phát triển quá nhanh của Ethereum khi nhu cầu sử dụng cao của các ứng dụng khiến mạng lưới luôn bị tắc nghẽn và phí giao dịch rất cao. Đó là vấn đề mà Polkadot được sinh ra để giải quyết.

Tổng quan về Polkadot

Polkadot là gì?

Polkadot là một mạng lưới blockchain được tạo ra bởi Gavin Wood, một nhà khoa học máy tính người Anh, đồng sáng lập mạng lưới Ethereum. Polkadot là một nền tảng blockchain giúp kết nối các blockchain độc lập với nhau, nhờ đó giúp các nền tảng có thể chia sẻ dữ liệu chéo cho nhau một cách phi tập trung.

Polkadot đã tạo nên sự chú ý khi trở thành một blockchain phức hợp có thể mở rộng và tập trung vào công nghệ đa chuỗi. Web3 Foundation, một tổ chức của Thụy Sĩ dã nói rằng Polkadot là một mạng blockchain thế hệ tiếp theo.

Polkadot hình thành như thế nào?

Polkadot tung ra một bản cáo bạch lần đầu vào năm 2016 bởi Gavin Wood, một cựu CTO của Ethereum được cho là người đã phát triển ngôn ngữ lập trình Solidity cho Ethereum trong thời gian làm việc tại Ethereum Foundation. 

Gavin Wood làm việc cùng Vitalik Buterin, người sáng lập ra mạng lưới Ethereum. Vào năm 2015 anh được cho có xung đột với Vitalik Buterin khi đề xuất phát triển Ethereum 2.0 bị trì hoãn.

Wood đã rời Ethereum vào năm 2016 để phát triển một dự án nhằm tìm ra giải pháp mở rộng mới. Anh đã thành lập quỹ Web3 để tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ phi tập trung, trong đó có Polkadot.

Wood và Jutta Steiner, cựu giám đốc bảo mật của Ethereum đã cùng nhau sáng lập Parity Technologies nhằm mục đích tiếp tục phát triển Polkadot.

Polkadot được ra đời từ dự án tiền thân có tên Kusama vào năm 2019. Kusama là một mạng blockchain độc lập nơi sẽ giúp các nhà phát triển xây dựng ứng dụng thử nghiệm giai đoạn đầu trước khi chạy trên mạng lưới chính thức. 

Polkadot được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2020 dưới dạng giao thức xác thực ủy quyền (Proof-of-authority, PoA). Proof of Authority (PoA) là một thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng, mang lại một giải pháp thực tế và hiệu quả cho các mạng blockchain (đặc biệt các mạng riêng).

Thuật toán đồng thuật PoA đề cao giá trị của danh tính, nghĩa là những người xác thực khối không dựa trên số lượng coin mà họ nắm giữ mà dựa trên chính danh tiếng của mình. Do vậy, các blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy ý như là các thực thể đáng tin cậy.

Mô hình Proof of Authority dựa trên một số lượng người xác thực khối có giới hạn, và điều này khiến nó trở thành một mô hình có khả năng mở rộng lớn. Các khối và giao dịch được xác thực bởi những người tham gia đã được phê duyệt, họ đóng vai trò như là những người điều tiết của hệ thống.

Thuật toán đồng thuật PoA có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau và chúng được coi là một lựa chọn giá trị cho các ứng dụng trong ngành hậu cần. Ví dụ, trong lĩnh vực các chuỗi cung ứng, PoA được coi là một giải pháp hợp lý và hiệu quả. 

Mô hình Proof of Authority cho phép các công ty đảm bảo tính bảo mật của mình đồng thời tận dụng được các lợi ích của công nghệ blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ khác sử dụng PoA. Nói một cách ngắn gọn, nền tảng Azure cung cấp giải pháp cho các mạng riêng tư với một hệ thống không cần sử dụng một loại tiền tệ riêng như ‘gas’, vì hệ thống đó không yêu cầu hoạt động đào.

Mạng lưới Polkadot đã loại bỏ hệ thống xác thực cổ phần (PoS) vào 18/6/2020. Mạng lưới đã chính thức được quản lý bởi người dùng vào tháng 7/2020, những người nắm giữ token DOT sẽ quyết định bỏ phiếu trước mọi sự thay đổi của dự án do đó Polkadot được coi là một nền tảng blockchain phi tập trung thế hệ tiếp theo.

Token Poldakot (DOT) là gì?

Đồng DOT của Polkadot hiện đang là đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ 8 trên tổng số các đồng coin có vốn hóa lớn nhất. Token DOT được sinh ra nhằm cung cấp các tính năng quản trị, bỏ phiếu, liên kết trong mạng lưới.

Token Polkadot
Token Polkadot. Ảnh: Internet

Chức năng quản trị của những người nắm giữ DOT sẽ có quyền kiểm soát mạng Polkadot. Những người nắm giữ DOT sẽ có quyền xác định phí hoạt động của mạng lưới, đấu giá và thêm các parachains mới, ngoài ra họ có quyền bỏ phiếu để nâng cấp mở rộng mạng lưới hoặc sửa chữa những vấn đề đang tồn đọng trên mạng lưới.

Ngoài ra token DOT còn đóng một vai trò rất quan trọng trong tính năng bảo mật của mạng blockchain Polkadot, đó chính là hệ thống xác thực giao dịch. Chủ sở hữu DOT được giao nhiệm cũ xác minh các giao dịch trên các parachains, để tham gia những người nắm giữ DOT sẽ phải thế chấp token DOT của mình.

Một vai trò nữa của DOT trong mạng là khả năng bổ sung thêm các parachains mới bằng cách giữ các token DOT. Trong thời gian giữ DOT, các token sẽ bị khóa và không thể sử dụng, các token sẽ chỉ có thể được sử dụng khi các liên kết với parachain hết hạn hoặc các parachan bị xóa.

Các công nghệ của Polkadot

Polkadot hoạt động khác với mạng Ethereum trong nỗ lực trở thành một mạng blockchain không đồng nhất. Nó sử dụng parachains và parathreads giúp liên kết với các chuỗi chuyển tiếp Polkadot. Các chuỗi cũng kết nối với các mạng blockchain thứ ba thông qua các cầu nối bên trong nền tảng.

Các công nghệ lõi của Polkadot
Các công nghệ lõi của Polkadot. Ảnh: Smart Liquidity Network
  • Relay Chain

Relay chain hay còn gọi là chuỗi chuyển tiếp là trái tim của Polkadot. Nó chịu trách nghiệm về các vấn đề bảo mật, sự đồng thuận và khả năng tương tác chuỗi chéo. Relay chain là blockchain chính của mạng lưới, nơi nơi các giao dịch được xử lý hoàn tất. Để đạt được tốc độ cao hơn, relay chain sẽ tách các giao dịch mới khỏi hành động xác thực. Mô hình này cho phép Polkadot xử lý hơn 1,000 giao dịch mỗi giây, theo thử nghiệm năm 2020.

  • Parachains

Parachains là các blockchain tùy chỉnh sử dụng tài nguyên tính toán của relay chain để xác nhận rằng các giao dịch là chính xác. Parachain là các blockchain hoạt độc lập, lưu trữ độc lập trên nền tảng Polkadot. Các Parachains được cấp quyền tự do phát triển hệ thống quản trị của riêng, tuy nhiên parachain sẽ vẫn được sử dụng các tính năng bảo mật được chia sẻ của Polkadot.

Để các dự án hoạt động trên parachain của Polkadot, các dự án phải thuê một vị trí trên relay chain thông qua các cuộc đấu giá, nó cũng tương tự như việc bạn phải đi thuê mặt bằng vì mặt bằng đẹp nên bạn phải tranh cấp đấu giá với người khác để chiếm được vị trí đắc địa đó.

  • Parathreads

Parathreads cũng có các chức năng tương tự như parachains, tuy nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt. Parathreads là các parachains được xây dựng trên mô hình trả tiền khi sử dụng thay vì bạn phải đi thuê vị trí. Ví dụ như bạn thuê một chiếc máy tính để chơi game tại một quán nét, bạn dùng hết bao nhiêu thời gian thì trả tiền bấy nhiêu.

Parathreads phù hợp cho các dự án không yêu cầu truy cập liên tục vào mạng blockchan.

  • Bridges

Bridges là tính năng cầu nối sẽ giúp tăng khả năng tương tác của Polkadot với các mạng blockchain khác như Bitcoin hay Ethereum. Polkadot hiện đang làm việc để mở rộng khả năng kết nối với các blockchain khác trong hệ sinh thái, trong tương lai gần chúng ta có thể di chuyển các token từ mạng blockchain này sang mạng blockchain khác mà không cần một công cụ quản lý.

  • Nominated Proof-of-Stake (NPoS)

NPoS là một biến thể của Proof-of-Stake (PoS) được sử dụng trong các Blockchains như Kusama, Edgeware hoặc Polkadot.

Đây là phương thức xác thực đồng thuận hiện đại hơn so với hệ thống xác thực cổ phẩn (PoS). Giao thức này được thiết kế để tối ưu hóa khả năng bao mật để không có một parachain nào bị hỏng. NPos sẽ có phép những token DOT được đặt cược vào mạng lưới sẽ chọn ra những người xác thực đáng tin cậy nhất. nếu những người xác thực lợi dụng hoặc có tiền sử xấu sẽ có thể bị mất cổ phần của mình.

  • Substrate

Substrate là một phần mềm được phát triển bởi Parity Technologies để tạo ra các blockchains tùy chỉnh. Polkadot sử dụng substrate framework như một phần trong công nghệ cơ bản.

Substrate cho phép các nhà phát triển để tạo ra blockchains mục đích xây dựng mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay yêu cầu về kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.

Substrate còn là một bộ công cụ cho phép các nhà phát triển truy cập vào thư viện các mẫu tùy chỉnh có sẵn để tăng khả năng phát triển blockchain một cách dễ dàng. Tính năng Protoco “Wasm” (WebAssembly) sẽ cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng nền tảng hợp đồng thông minh gần như ngay lập tức.

Polkadot có thể so sánh với Ethereum?

Những nhà phát triển Polkadot đều từng phát triển nên mạng lưới Ethereum, những vấn đề của Ethereum hầu như được giải quyết trong dự án Polkadot.

Polkadot vs Ethereum
Polkadot vs Ethereum. Ảnh: Internet

Ethereum là dự án đầu tiên đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của blockchain thời kỳ đầu do blockchan Bitcoin đặt nền móng, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh của Ethereum đã gây ra tình trạng tắc nghẽn mạng thường xuyên và phí giao dịch quá cao. Bản nâng cấp của Ethereum 2.0 dự kiến sẽ giải quyến được vấn đề trên khi mạng lưới sẽ chuyển từ hệ thống xác thực công việc (PoW) sang hệ thống xác thực cổ phần (PoS), tuy nhiên Polkadot đã nhân chân thậm chí còn đi trước khi đưa ra một giải pháp tốt hơn và có thể mở rộng trong tương lai. Mạng đa chuỗi không đồng nhất quản trị độc lập của Polkadot sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng triển khai các dự án của mình một cách nhanh chóng.

Yếu tố quan trọng bậc nhất của Polkadot đó chính là khả năng kết nối và tương thích giữa các blockchain với nhau, các nhà phát triển sẽ sử dụng tính năng này để tận dụng cộng đồng trên các blockchain nhằm góp phần phổ biến cho dự án của họ. Các mẫu dự án được chia sẻ sẽ cho phép các nhà phát triển có thể xây dựng một mạng lưới blockchain trong vài phút thay vì phải code từ đầu.

Đó là những yếu tố khiến Polkadot trở nên khác biệt, dự án đã giải quyết các vấn đề hiện hữu cơ bản trong công nghệ blockchain hiện tại. Trong vòng hơn một năm kể từ khi ra mắt, token DOT đã tăng mạng và trở thành đồng tiền điện tử có giá trị vốn hóa lớn thứ 8 với giá trị vốn hóa hơn 40 tỷ đô.

Biến động giá của DOT trong một năm qua.
Biến động giá của DOT trong một năm qua. Ảnh: CoinMarketCap

Tầm nhìn của Polkadot cho tương lai

Polkadot đã sẵn sàng cho sứ mệnh phát triển của blockchain thế hệ tiếp theo, một mạng lưới hoạt động độc lập để xác minh dữ liệu, luân chuyển giá trị trong một mạng internet phi tập trung.

Polkadot đã khởi chạy tính năng cầu nối để có thể giúp mạng lưới blockchain của Polkadot có thể kết nối với các mạng blockchain bên thứ ba. Tính năng cầu nối sẽ tìm cách để đảm bảo việc kết nối sẽ đủ bảo mật, an toàn và nhanh chóng.

Thông tin về Token DOT

🟢 Tên Token:Polkadot
🟢 Mã Token:DOT
🟢 Mạng Blockchain:Polkadot Blockchain
🟢 Token Standard:Đang cập nhật
🟢 Contract:Đang cập nhật
🟢 Loại Token:Utility, Governance
🟢 Tổng nguồn cung: 1,095,100,722 DOT
🟢 Circulating supply:Đang cập nhật

Phân bổ DOT token

🔴 Polkadot Auction:50%
🔴 Web3 Foundation:30%
🔴 Further Pre-Launch Distributions:20%

Đội ngũ phát triển Polkadot

Những tên tuổi đứng sau của dự án Polkadot gồm có các thành phần như:

  • Cá nhân: Jutta Steiner (CEO of Parity Technologies ), Gavin Wood (CWO and Co-Founder of Parity Technologies), Robert Habermeier (Co-Founder), Peter Czaban (CTO of Web3 Foundation)
  • Tổ chức: Parity Technologies, Web3 Foundation.
  • Nhà đầu tư: KR1, Kosmos Capital, zk Capital, BlockAsset Ventures.

Những câu hỏi thường gặp

Tổng hợp và biên tập

4.7/5 - (48 bình chọn)