Hiện nay trên thị trường tiền ảo có rất nhiều sàn coin lớn với nhiều mô hình như sàn giao dịch phi tập trung và cả sản tập trung. Tuy nhiên sàn Binance là một sàn crypto lớn nhất xét theo khối lượng giao dịch. Trong bài viết này hãy cùng Tạp chí Crypto tìm hiểu về sàn tiền ảo này.
Sàn Binance là gì?
Binance là một sàn giao dịch tiền ảo được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao, đây là sàn tiền ảo có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc nhất và nhanh chóng vượt mặt các đối thủ khi đó.
Sàn Binance có khả năng đọc vị khách hàng của mình rất tốt khi tại thời điểm ra mắt sàn coin này có giao diện đẹp, tốc độ nhanh, hỗ trợ nhiều đồng coin, nạp rút cực dễ dàng. Binance là một số số ít các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động đa quốc gia và luôn thuộc top những sàn có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất.
Lịch sử hình thành và phát triển
Vào tháng 7/2017, sàn Binance đã khởi đầu bằng một đợt huy động vốn công khai (ICO) nhằm bán token BNB ra thị trường để huy động vốn phát triển dự án. ICO của Binance đã thu hút sự quan tâm lớn của các khách hàng cá nhân tại rất nhiều các quốc gia khác nhau.
Thuở ban đầu sàn Binance đặt trụ sợ hoạt động tại Trung Quốc, tuy nhiên thời điểm đó quốc gia tỷ dân này liên tục đàn áp khiến Binance phải chuyển trụ sở ra nước ngoài.
Sự phát triển mạnh mẽ của Binance được coi là một hiện tượng khi chủ trong chưa đầy 150 ngày sàn đã vượt mặt các sàn lớn như sàn Coinbase, sàn Bitfinex, sàn Kraken để trở thành sàn tiền ảo lớn thứ ba thế giới.
Binance hỗ trợ gần như mọi nhu cầu của khách hàng kh cung cấp các dịch vụ như giao dịch tiền ảo, giao dịch hợp đồng tương lai, staking kiếm lời, tham gia pool đào. Đặc biệt là sự thành công của hệ sinh thái BNB Chain cùng việc mua lại ví Trust Wallet càng khiến sàn Binance trở nên hùng mạnh hơn nữa.
Sàn Binance của nước nào?
Ban đầu sàn Binance có trụ sở tại Trung Quốc, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì sàn giao dịch tiền điện tử này có trụ sở hoạt động trên toàn cầu. Sàn Binance được quản lý bởi Binance Holdings Limited và trụ sở được đăng ký tại Quần đảo Cayman.
Ngoài ra ở các quốc gia hợp pháp hóa tiền ảo hoặc có luật pháp kiểm soát ngành này như Singapore, Uganda, Australia, Jersey, Mỹ thì sàn tiền ảo Binance có các chi nhánh văn phòng đại diện riêng.
Tại Việt Nam sàn Binance chưa có trụ sở do tiền ảo không được luật pháp công nhận và bảo vệ. Do đó việc tham gia sàn coin này người dùng sẽ phải tự chịu rủi ro khi gặp vấn đề.
Nhà sáng lập sàn Binance là ai?
Changpeng Zhao, thường được gọi là CZ, đây là người khá nổi tiếng trước khi thành lập sàn Binance. Ông từng làm việc tại Blockchain.info (nay là Blockchain.com) và làm CEO cho Fusion Systems, một công ty chuyên về hệ thống giao dịch tài chính.
Là một chuyên gia trong ngành và đã vận hành nhiều nền tảng liên quan tới công nghệ blockchain, vào năm 2017 CZ đã tách riêng và thành lập sàn giao dịch crypto của riêng mình.
Ưu và nhược điểm sàn Binance
Ưu điểm
- Hỗ trợ nhiều cặp giao dịch
- Khối lượng giao dịch lớn
- Có tính năng Binance Futures
- Hệ sinh thái BNB và ví tiền ảo Trust Wallet
- Nền tảng có nhiều dịch vụ khác nhau
- Bảo mật cao
- Hỗ trợ khách hàng tốt
- Hoạt động hoàn hảo đa nền tảng Web, PC, Mobile
Nhược điểm
- Trụ sở đặt tại quốc gia kém minh bạch
- Không có kiểm toán hay công khai hiệu quả kinh doanh thường xuyên
- Đã từng bị hacker tấn công
- Pháp lý không rõ ràng và bị cấm tại nhiều quốc gia
Phí giao dịch Binance
Phí giao dịch sàn Binance được tính toán dựa trên từng nhóm khách hàng và từng loại giao dịch khác nhau. Tuy nhiên sàn crypto này có những ưu đãi tốt hơn các sàn tiền ảo khác nhờ sự áo dụng giảm phí khi dùng BNB để thanh toán phí giao dịch.
Trên sàn hiện nay có ba khoản phí giao dịch được áp dụng gồm: Phí giao dịch cơ bản (spot trading), phí giao dịch Futures và phí rút tiền.
Phí giao dịch cơ bản (Spot)
Đây là hình thức giao dịch cơ bản nhất trên một sàn coin uy tín và đóng góp tỷ trọng vô cùng lớn cho Binance nói riêng và các sàn tiền ảo nói chung. Trên Binance sẽ áp dụng mức phí cố định cho khách hàng thông thường là 0.1% cho cả Maker và Taker, đặc biệt nếu dùng BNB phí sẽ giảm còn 0.075% cho cả hai chiều mua bán.
Đây được coi là mức phí giao dịch gần như rẻ nhất trên các sàn giao dịch tiền ảo hiện nay. Đặc biệt khi đồng BNB vẫn giữ được sức mạnh và sự tăng trưởng cao ngay từ thời điểm đầu sàn Binance ra mắt và hỗ trợ tích cực đồng này.
Ngoài ra, với những khách hàng VIP có khối lượng giao dịch lớn sàn giao dịch Binance sẽ có chính sách giảm phí giao dịch trực tiếp dựa vào hạng thành viên.
Hạng thành viên | Volume Giao dịch 30 ngày (BUSD) hoặc Số dư BNB | Maker / Taker | Maker / Taker (Giảm 25% với BNB) |
Khách hàng cơ bản | < 1M BUSD or ≥ 0 BNB | 0.1% / 0.1% | 0.075% / 0.075% |
VIP 1 | ≥ 1M BUSD and ≥ 25 BNB | 0.09% / 0.1% | 0.0675% / 0.075% |
VIP 2 | ≥ 5M BUSD and ≥ 100 BNB | 0.08% / 0.1% | 0.06% / 0.075% |
VIP 3 | ≥ 20M BUSD and ≥ 250 BNB | 0.07% / 0.1% | 0.0525% / 0.075% |
VIP 4 | ≥ 100M BUSD and ≥ 500 BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
VIP 5 | ≥ 150M BUSD and ≥ 1K BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
VIP 6 | ≥ 400M BUSD and ≥ 1.75K BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
VIP 7 | ≥ 800M BUSD and ≥ 3K BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
VIP 8 | ≥ 2B BUSD and ≥ 4.5K BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
VIP 9 | ≥ 4B BUSD and ≥ 5.5K BNB | 0.02% / 0.04% | 0.015% / 0.03% |
Bảng phí giao dịch Spot Trading dựa trên hạng thành viên của sàn Binance.
*/ Lưu ý: Phí này áp dụng cho cả các giao dịch sử dụng đòn bẩy (Margin Trading), bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Xem thêm:
- Market Maker là gì? Tại sao những nhà tạo lập thị trường lại quan trọng?
Phí giao dịch Bianance Futures
Binance Futures là dịch vụ cung cấp cho khách hàng các giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn (hợp đồng vĩnh cửu). Với mô hình này sẽ cho khách hàng sử dụng đòn bẩy lên tới x125 lần để gia tăng lợi nhuận trong cả thị trường đi lên và đi xuống.
Tuy nhiên phí giao dịch Binance Futures được tính toán khắt khe hơn do thị trường này không ổn định và luôn có funding rate để kéo giá giữa thị trường Futures và Spot gần nhau nhất có thể.
Bianance Futures sẽ vẫn áp dụng mức giảm phí khi dùng BNB để thanh toán phí giao dịch, tuy nhiên thay vì giảm 25% như ở thị trường spot thì trên thị trường phái sinh mức giảm chỉ 10%. Hơn nữa Bianance Futures sẽ có hai dạng trading là USDⓈ-M và COIN-M, mức phí giữa hai loại thị trường này cũng khá khác nhau.
Phí giao dịch Binance Futures – USDⓈ-M (Xem chi tiết)
Hạng thành viên | Volume Giao dịch 30 ngày (BUSD) hoặc Số dư BNB | Maker (%) | Taker (%) | Maker/Taker khi nắm USDT | Giảm 10% khi nắm BNB |
User thông thường | < 15,000,000 BUSD or ≥ 0 BNB | 0.0200 | 0.0400 | 0.0180 | 0.0120 |
VIP 1 | ≥ 15,000,000 BUSD and ≥ 25 BNB | 0.0160 | 0.0400 | 0.0144 | 0.0120 |
VIP 2 | ≥ 50,000,000 BUSD and ≥ 100 BNB | 0.0140 | 0.0350 | 0.0126 | 0.0120 |
VIP 3 | ≥ 100,000,000 BUSD and ≥ 250 BNB | 0.0120 | 0.0320 | 0.0108 | 0.0120 |
VIP 4 | ≥ 600,000,000 BUSD and ≥ 500 BNB | 0.0100 | 0.0300 | 0.0090 | 0.0100 |
VIP 5 | ≥ 1,000,000,000 BUSD and ≥ 1,000 BNB | 0.0080 | 0.0270 | 0.0072 | -0.0100 |
VIP 6 | ≥ 2,500,000,000 BUSD and ≥ 1,750 BNB | 0.0060 | 0.0250 | 0.0054 | -0.0100 |
VIP 7 | ≥ 5,000,000,000 BUSD and ≥ 3,000 BNB | 0.0040 | 0.0220 | 0.0036 | -0.0100 |
VIP 8 | ≥ 12,500,000,000 BUSD and ≥ 4,500 BNB | 0.0020 | 0.0200 | 0.0018 | -0.0100 |
VIP 9 | ≥ 25,000,000,000 BUSD and ≥ 5,500 BNB | 0.0000 | 0.0170 | 0.0000 | -0.0100 |
Phí giao dịch Binance Futures – COIN-M (Xem chi tiết)
Hạng thành viên | Volume Giao dịch 30 ngày (BUSD) hoặc Số dư BNB | Maker (%) | Taker (%) |
Regular User | < 15,000,000 BUSD or ≥ 0 BNB | 0.0100 | 0.0500 |
VIP 1 | ≥ 15,000,000 BUSD and ≥ 25 BNB | 0.0080 | 0.0450 |
VIP 2 | ≥ 50,000,000 BUSD and ≥ 100 BNB | 0.0050 | 0.0400 |
VIP 3 | ≥ 100,000,000 BUSD and ≥ 250 BNB | 0.0030 | 0.0300 |
VIP 4 | ≥ 600,000,000 BUSD and ≥ 500 BNB | 0.0000 | 0.0250 |
VIP 5 | ≥ 1,000,000,000 BUSD and ≥ 1,000 BNB | -0.0050 | 0.0240 |
VIP 6 | ≥ 2,500,000,000 BUSD and ≥ 1,750 BNB | -0.0060 | 0.0240 |
VIP 7 | ≥ 5,000,000,000 BUSD and ≥ 3,000 BNB | -0.0070 | 0.0240 |
VIP 8 | ≥ 12,500,000,000 BUSD and ≥ 4,500 BNB | -0.0080 | 0.0240 |
VIP 9 | ≥ 25,000,000,000 BUSD and ≥ 5,500 BNB | -0.0090 | 0.0240 |
Có thể thấy rõ rằng để đạt được các hạng User VIP cao trên Binance Futures bạn sẽ phải đáp ứng khối lượng giao dịch ngày ngày vô cùng lớn. Sàn giao dịch Bitcoin Binance vẫn rất ưu ái cho giao dịch sử dụng USDⓈ-M hơn nên mức phí khá rẻ, đặc biệt khi nắm giữ BNB.
Phí rút tiền Binance
Sàn Binance không thu phí nạp coin & token vào sàn, tuy nhiên khi rút tiền ra khỏi sàn bạn sẽ mất phí tùy thuộc vào từng đồng coin và từng mạng blockchain mà phí sẽ khác nhau. Dưới đây là phí rút tiền của một số đồng lớn như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, XRP, Cardano, Solana…
Coin/Token | Tên đầy đủ | Mạng blockchain | Số dư rút tối thiểu (Theo đồng coin) | Phí rút (Theo đồng coin) |
BCH | Bitcoin Cash | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.0014 | 0.00068 |
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.002 | 0.00064 | ||
Ethereum (ERC20) | 0.0013 | 0.00067 | ||
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.034 | 0.017 | ||
BTC | Bitcoin | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.0000078 | 0.0000039 |
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.000008 | 0.000004 | ||
Bitcoin | 0.0004 | 0.0001 | ||
BTC(SegWit) | 0.001 | 0.0005 | ||
Ethereum (ERC20) | 0.0002 | 0.0001 | ||
Lightning Network | 0.00002 | 0.00001 | ||
ETC | Ethereum Classic | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.0086 | 0.0043 |
Ethereum Classic | 0.02 | 0.008 | ||
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.013 | 0.0066 | ||
ETH | Ethereum | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.00011 | 0.000056 |
Ethereum (ERC20) | 0.0098 | 0.000794 | ||
Arbitrum One | 0.0008 | 0.00035 | ||
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.00013 | 0.000065 | ||
Optimism | 0.001 | 0.00035 | ||
XRP | Ripple | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.48 | 0.24 |
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.5 | 0.25 | ||
Ripple | 30 | 0.2 | ||
Ethereum (ERC20) | 12 | 6.24 | ||
LTC | Litecoin | BNB Smart Chain (BEP20) | 0.0019 | 0.00097 |
BNB Beacon Chain (BEP2) | 0.0028 | 0.0014 | ||
Litecoin | 0.002 | 0.001 |
*/ Lưu ý: Bảng phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào sàn quy định, để xem chi tiết phí giao dịch chính xác và tất cả phí các đồng coin khác bạn truy cập tại đây để xem chi tiết.
Tại sao sàn Binance hỗ trợ nhiều mạng blockchain tới vậy và nên chọn mạng nào để rút? Câu hỏi này có lẽ rất nhiều người thắc mắc. Các mạng blockchain luôn được phát triển ra từ nhiều tổ chức hoặc các công ty công nghệ, các dự án muốn tiếp cận lượng người dùng trên mạng phải tạo ra phiên bản phù hợp dự án của mình trên blockchain đó gọi là Multichain.
Tuy nhiên an toàn nhất vẫn là rút về chính mạng blockchain gốc của đồng coin & token. Ví dụ Bitcoin nên dùng mạng Segwit, Ethereum chọn ERC-20…
Các dịch vụ và sản phẩm của sàn Binance
Sàn giao dịch tiền điện tử
Sàn giao dịch Bitcoin Binance hỗ trợ rất nhiều loại giao dịch khác nhau, đây cũng là mảng kinh doanh cốt lõi mang lại lợi nhuận cao cho công ty điều hành. Hiện sàn coin hỗ trợ 5 mô hình giao dịch từ thị trường tự do, thị trường phái sinh tới giao dịch đòn bẩy cao…
Xem thêm:
- Chi tiết về sàn dY dX – Phí giao dịch và đánh giá chi tiết
- Sàn KuCoin là gì? Có an toàn không?
Giao dịch trực tiếp giữa các người dùng (P2P)
Binance cung cấp một nền tảng giao dịch trực tiếp giữa các người dùng cho phép mọi người có thể tự mua bán trực tiếp với nhau thông qua hàng chục loại tiền tệ fiat truyền thống. Theo đó người dùng có thể dùng Việt nam đồng hoặc đô la Mỹ để mua các đồng như stablecoin, BTC, Ethereum…
Binance P2P là mô hình giao dịch giúp người dùng có thể mua các tài sản một cách nhanh chóng trong vài phút, đây là cách nhanh nhất để sử dụng tiền pháp định để mua coin.
Binance là sàn giao dịch tiền ảo lớn và an toàn do đó việc sử dụng P2P để mua coin sẽ khá an toàn. Tuy nhiên P2P là mô hình chợ giữa người mua và người bán, khi sử dụng nên chọn những người có chỉ số cao, đánh giá tích cực, khối lượng giao dịch lớn.
Chi tiết bạn có thể xem thêm các cặp giao dịch và các loại tiền tệ và quốc gia hỗ trợ chi tiết tại đây.
Xem thêm:
- Remitano là gì? Sàn giao dịch tiền ảo Việt Nam với mô hình P2P
Giao dịch thông qua sàn trung gian (Spot)
Spot hay còn gọi là thị trường giao ngay, đây là mô hình giao dịch phổ biến nhất trên hầu hết các sàn tiền ảo hiện nay. Spot giúp người mua và người bán có thể mua bán trao đổi qua lại với nhau và sàn giao dịch là bên trung gian.
Spot có lợi thế sẽ không bị ràng buộc hay giới hạn về thời gian như các hợp đồng quyền chọn (Option) hay hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Futures). Theo đó khi mua coin & token trên chợ spot bạn sẽ trực tiếp sở hữu tài sản và có thể rút về các ví tiền điện tử hoặc ví lạnh để lưu trữ.
Giao dịch kỹ thuật số tương lai (Futures)
Binance Futures là mô hình giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn không kỳ hạn, người tham gia sẽ đặt cược vào giá của một tài sản sẽ lên hay xuống gọi là long/short. Với thị trường này bạn có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường giá xuống.
Futures trên sàn Binance sẽ không có kỳ hạn, bạn có thể mở hợp đồng bao lâu tùy thích, tuy nhiên sẽ mất phí funding rate sau mỗi 8 giờ. Ngoài ra, Futures Binance hỗ trợ mức đòn bẩy cao nhất trên thị trường lên tới x125 số vốn ban đầu mang tới cơ hội kiếm lợi nhuận rất lớn.
Trên sàn cũng hỗ trợ hai loại giao dịch là USDⓈ-M: các cặp giao dịch theo stablecoin và COIN-M: các cặp giao dịch theo BNB. Với khối lượng giao dịch phái sinh trên sàn Binance luôn cao nhất trong sàn crypto nên khả năng bị thao túng giá dẫn tới thanh lý vị thế sẽ ít hơn trên các sàn giao dịch nhỏ.
Giao dịch đòn bẩy (Margin)
Margin là hình thức giao dịch khi được phép trading vượt quá số dư có trong tài khoản. Ở môt jsoos cặp giao dịch hỗ trợ từ x3 tới x10 số vốn ban đầu.
Ví dụ: Bạn có 1000 USDT muốn giao dịch cặp BTC/USDT với margin là x3, khi đó tổng số vốn bạn sở hữu trên lý thuyết là 3000 USDT (trong đó có 1000 USDT vốn và 2000 USDT vay mượn). Với một thị trường giá đi lên (tăng giá liên tục) thì tài sản của bạn sẽ tăng x3 lần, ngược lại nếu thị trường giá xuống bạn sẽ nạp thêm tiền để tránh thanh lý lệnh.
Giao dịch margin trên sàn Binance sẽ không thể kiếm lợi khi thị trường giá xuống như Binance Futures, tuy nhiên đây là mô hình có lợi ích khi giúp khách hàng kiểm soát rủi ro và lòng tham khi có giới hạn đòn bẩy.
Giao dịch quyền chọn (Option)
Giao dịch quyền chọn (Option) được sàn Binance giới thiệu vào cuối năm 2020. Đây là hình thức giao dịch mới cho phép người dùng có quyền mua (call option) hoặc quyền bán (put option) để tham gia giao dịch.
Ví dụ về một giao dịch quyền chọn giữa BTC/USD như sau:
Bạn mua một quyền chọn mua (call option) BTC với giá strike là 50,000 USD và ngày đáo hạn là sau 30 ngày. Tất nhiên là bạn sẽ phải trả một khoản phí giao dịch (premium) cho quyền chọn này, ví dụ là 200 USD.
Trong trường hợp tích cực giá BTC sau 30 ngày sẽ tăng lên 60,000 USD nhưng bạn có quyền chọn mua, bất chấp giá thị trường tự do đang tăng cao nhưng bạn vẫn mua được giá BTC ở mức 50,000 USD. Số chênh lệch 10,000 USD đó chính là khoản lợi nhuận bạn thu được (trừ thêm phí giao dịch nếu có).
Binance Launchpad
Đây là nền tảng của Binance dành cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực tiền ảo, Launchpad giống như một vườn ươm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng lớn trên Binance.
Theo đó, sàn Binance sẽ tiến hành một giai đoạn gọi là “Token Sale” trên nền tảng của mình, nhữngn guòi tham gia sẽ nắm giữ BNB trong ví sàn tiền ảo Binance trong số ngày quy định. Tới ngày token của một dự án bất kỳ mở bán người dùng sẽ có quyền được mua token đó với giá huy động vốn của dự án.
Tham gia Token Sale trên Binance Launchpad mang lại cơ hội cho người dùng mua các token với giá ưu đãi trong giai đoạn đầu của dự án. Với dự án tiềm năng thì cơ hội x10 hay x100 là chuyện không mấy xa lạ trên Binance Launchpad.
Tính tới thời điểm viết bài, Binance Launchpad đã hỗ trợ cho 71 dự án được tiếp cận với người dùng trên nền tảng của mình với hơn 100 triệu đô vốn được huy động. Những dự án rất thành công có thể kể tới như Coin98 của Việt Nam, Axie Infinity, The SandBox, Band Protocol, Matic Network.
Binance Earn
Binance Earn là một dịch vụ của sàn giao dịch coin Binance nơi sẽ cho phép bạn kiếm thêm lợi nhuận từ nhiều hình thức sinh lời như tham gia staking, tham gia pool đào hay tạo tính thanh khoản cho các cặp giao dịch.
Tuy nhiên, nổi bật và là hình thức an toàn nhất vẫn là tham gia staking các đồng coin & token được hỗ trợ như Ethereum, Cardano, Tether, Avalanche… Mức lãi suất sẽ dao động tùy thuộc vào từng loại coin hay token thông thường sẽ từ 3% – 10% cho các dự án lớn, các altcoin có biến động giá mạnh lãi suất sẽ từ 20% – 30% hoặc cao hơn. Để xem thêm chi tiết về các dự án mới được hỗ trợ bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Hình thức kiếm lợi nhuận thứ hai nữa trên sàn giao dịch coin này là tham gia tạo tính thanh khoản cho các cặp giao dịch. Tuy nhiên lợi nhuận của phương pháp này không quá hấp dẫn, thông thường dao động trong khoảng 1% – 3%/năm, mức lợi nhuận có thể lên tới 10% cho các đồng memecoin hoặc altcoin vốn hóa thấp.
NGoài hai hình thức kiếm lợi nhuận phổ biến nhất ở trên bạn có thể tham gia pool đào của Binance cho các dự án PoW (Proof of Work) hoặc staking trên các dự án DeFi.
Binance Card
Binance Card là một dịch vụ thẻ thanh toán bằng tiền điện tử được cung cấp bởi sàn giao dịch Binance. Thẻ được hỗ trợ bởi VISA để có thể thanh toán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp tại các cửa hàng và điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới.
Điểm đặc biệt của thẻ Visa Binance Card là sự liên thông với ví tiền ảo trong tài khoản Binance của bạn, không những thế thẻ còn hỗ trợ Bitcoin, Ethereum, BNB và nhiều đồng coin khác. Không những thế, Binance Card còn tích hợp với ví tiền điện tử Trust Wallet, một ví tiền ảo được Binance mua lại và phát triển cùng hệ sinh thái BNB Chain.
Tuy nhiên thẻ Binance Card chưa hỗ trợ người dùng Việt Nam, phần lớn dịch vụ này hỗ trợ các quốc gia châu Âu như Pháp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy…
Binance Academy
Binance Academy là một dự án của Binance nhằm cung cấp kiến thức và thông tin về tiền điện tử, blockchain và công nghệ liên quan. Về cơ bản đây là dịch vụ hoạt động bằng cách cung cấp các bài viết kiến thức, các video và hình ảnh hướng dẫn trực quan dễ hiểu về thị trường crypto cho người mới.
Tại Binance Academy bạn có thể tìm được mọi thứ từ các thuật ngữ crypto, các công nghệ mới, sự hình thành và phát triển của blockchain, thông tin các dự án… Hiện dịch vụ này cũng hỗ trợ tiếng Việt với nhiều bài viết rất chất lượng và có tính chuyên gia cao.
Binance Pool
Binance Pool có tên gọi đầy đủ là Binance Smart Pool là một dịch vụ tập trung vào khai thác các dự án PoW sử dụng sức mạnh tính toán lớn như mạng Bitcoin, Litecoin hay Ethereum Classic…
Mô hình này sẽ huy động những sức mạnh tính toán từ những chiếc máy đào coin nhỏ, vừa tới lớn để tạo thành một pool đào coin đủ mạnh nhằm tranh giành phần thường từ block xác nhận thành công. Lợi thế rất lớn của Binance Pool là phí khai thác thấp, sự công bằng khi tham gia đào cùng sự hùng mạnh của cơ sở hạ tầng Binance.
Binance Liquidity
Binance Liquidity được thiết kế để cung cấp thanh khoản cho các thị trường giao dịch tiền ảo, dịch vụ này giúp thị trường có thanh khoản đủ lớn nhằm phục vụ nhu cầu mua bán của người dùng.
Binance Liquidity tạo ra một mô hình tạo lập thị trường, đảm bảo rằng luôn có sẵn cung và cầu để thực hiện giao dịch. Thanh khoản cung cấp đa dạng cho nhiều cặp giao dịch khác nhau từ các đồng coin lớn như BTC/ETH/BNB/BCH tới các altcoin như ADA/SOL/MATIC…
Binance Charity
Binance Charity là một tổ chức từ thiện được thành lập bởi sàn giao dịch tiền điện tử Binance với mục tiêu sử dụng công nghệ blockchain tạo ra sự công bằng và tiếp cận dịch vụ tài chính cho mọi người. Tổ chức này hướng tới các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực khác.
Điều đặc biệt là sự minh bạch trong quỹ từ thiện khi mọi đóng góp đều thực hiện bằng blockchain và luôn công khai. Với danh tiếng lớn của mình Binance Charity đã tạo ra một cộng đồng toàn cầu cho các nhà hảo tâm có lòng giúp đỡ mọi người gặp khó khăn.
Quỹ Binance Charity thực sự tạo được tiếng vang lớn đặc biệt trong giai đoạn COVID-19 khi tham gia hỗ trợ rất nhiệt tình. Chú ý là quỹ đã tặng hệ thống xét nghiệm PCR Rotor-Gene Q MDX 5PLEX Platform cho Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam vào năm 2021. Tương tự, quỹ đã cung cấp tới 38 tấn oxy lỏng cho Ấn Độ nhằm đối phó với COVID-19 bùng nổ tại quốc gia tỷ dân này.
Binance Labs
Binance Labs là một quỹ đầu tư của sàn Binance tập trung vào việc đầu tư và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử. Dự án này hướng tới việc tạo điều kiện và tài nguyên cho các dự án tiềm năng phát triển dựa vào nguồn lực tài chính và nhân sự của quỹ.
Hiện tại, Binance Labs là quỹ đầu tư và là vườn ươm lớn bên cạnh các quỹ khác như Coinbase Ventures, Blockchain Capital hay Galaxy Digital.
Binance Link Program
Dịch vụ này của sàn tiền ảo Binance giúp các tổ chức hoặc cá nhân có thể tham gia môi giới crypto và kiếm lợi nhuận. Binance sẽ cung cấp cho các đối tác dịch vụ khớp lệnh, quản lý tài khoản và hệ thống thanh toán. Các đối tác chỉ phải tập trung vào phát triển kinh doanh và kiếm khách hàng giao dịch và tận dụng thanh khoản lớn của Binance.
Binance Cloud
Đây là dịch vụ được vận hành bởi Binance để hỗ trợ việc tạo và vận hành các sàn giao dịch tiền điện tử độc lập phục vụ cho cá nhân hoặc tổ chức. Với dịch vụ này người dùng sẽ không phải lo về vận hành và kỹ thuật khi mọi thứ đều do Binance xử lý, nền tảng này rất phù hợp cho các Broker tiền điện tử.
Trust Wallet
Trust Wallet là một ví tiền điện tử được phát triển bởi Trust Wallet Foundation, vào năm 2018 sàn Binance đã tiến hành mua lại và phát triển. Hiện nay ví Trust là một ví tiền ảo có lượng người dùng trên các thiết bị di động phổ biến nhất, đặc biệt ví tương thích hoàn hảo với hệ sinh thái BNB Chain của Binance.
Hướng dẫn đăng ký sàn Binance
Cách đăng ký tài khoản
Thiết lập bảo mật
Cách xác minh danh tính
Hướng dẫn giao dịch trên sàn Binance
Cách giao dịch thị trường giao ngay (Spot)
Cách giao dịch thị trường tương lai (Futures)
Cách giao dịch P2P
Cách nạp, rút tiền trên Binance
Cách nạp coin & token
Cách rút tiền từ Binance
Hướng dẫn một số tính năng khác trên sàn Binance
Sử dụng API Key Binance
API Key cho phép bạn kết nối tài khoản với các ứng dụng hoặc bot trading mà không cần gửi những thông tin đăng nhập như tài khoản và mật khẩu. Để sử dụng bạn vào trang tài khoản của mình và tìm “API Management”. Trong đó có API Key và Secret Key là hai thông tin quan trọng nhất cần lưu lại và gắn vào các ứng dụng cần cấp quyền.
Cách lấy link Ref sàn Binance
Referral là chương chình thu hút người dùng mới tham gia sàn Binance bằng đường link giới thiệu, sẽ có lợi ích cho cả hai bên khi tham gia như giảm phí giao dịch hoặc tặng BUSD cho tài khoản mới. Để sử dụng bạn cũng vào trang tài khoản và tìm “Referral Program”, sau đó hệ thống sẽ xuất cho bạn đường dẫn giới thiệu.
Sàn Binance rất linh hoạt khi cho phép người tham gia tùy chỉnh về các tỷ lệ và phần trăm hoa hồng cho người giới thiệu cấp 1.
Liên hệ bộ phận hỗ trợ Binance
Không giống như những sàn DEX, hỗ trợ người dùng là ưu điểm của Binance và các sàn CEX khác khi thường trực luôn có nhân viên hỗ trợ qua các kênh chat, số điện thoại… Nếu bạn gặp các vấn đề khi sử dụng sàn đều có thể tìm tới những hỗ trợ viên này để giải quyết vấn đề. Theo trải nghiệm cá nhân đội ngũ chăm sóc của sàn Binance có thời gian phản hồi nhanh <5 phút, việc giải quyết vấn đề và khiếu nại tương đối chuyên nghiệp và bài bản.
Xử lý vấn đề khi giao dịch P2P gặp vấn đề
Giao dịch P2P khá tiện lợi nhưng đi kèm sẽ có rất nhiều rủi ro khi mua bán trực tiếp giữa người dùng và người dùng. P2P thì sàn Binance sẽ chỉ nắm tiền giữa hai bên mua và bán, khi giao dịch giữa hai bên này hoàn tất sàn sẽ tự động giải phóng số tiền nắm giữ tạm thời đó.
Tuy nhiên có rất nhiều người lợi dụng Binance P2P để kiếm lời, bạn nên trang bị cho mình kiến thức để tránh bị hold lệnh hoặc hủy lệnh hoặc làm những thao tác gây thiệt hại cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệp mà Tạp chí Crypto đã gặp phải:
- Không nên giao dịch số tiền quá lớn: Bạn nên giao dịch nhỏ hơn 5,000$/giao dịch nhằm hạn chế rủi ro của người mua và bán.
- Trước khi tiến hành giao dịch nên kiểm tra kỹ các thông tin của người mua hoặc người bán như tỷ lệ hoàn thành đơn hàng, số lượng phản hồi tích cực và tiêu cực.
- Thời gian tham gia của người bán phả đủ lâu từ 2 năm trở lên
- Không nên chỉ mua P2P từ một người trong thời gian quá dài, hãy tách trứng làm nhiều giỏ khác nhau.
- Khi giao dịch chuyển khoản chỉ nên ghi mã lệnh, không ghi bất kỳ các thông tin gì khác liên quan tới crypto, Bitcoin, tiền ảo, mua bán.
- Khi mua hoặc bán nên kiểm tra thật kỹ số coin nhận được cùng số tiền chuyển vào tài khoản, nhất là các con số thập phân để tránh nhầm lẫn.
SAFU là gì?
SAFU là từ viết tắt của “Secure Asset Fund for Users” đây là một quỹ phòng ngừa rủi ro cho người dùng. Theo đó sàn Binance sẽ trích một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để thành lập một quỹ khi sàn bị tấn công sẽ có ngân sách để đền bù thiệt hại cho người dùng.
Xem thêm:
- SAFU là gì? Quỹ dự phòng của Binance có thực như lời đồn?
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng sàn Binance
Kiểm tra kỹ giới hạn của sàn
Khi sử dụng sàn Binance để tiến hành mua bán hoặc trading kiếm lời sẽ có những giới hạn của sàn dành cho từng nhóm dịch vụ. Trong đó phổ biến nhất là giới hạn qua API và Binance Futures.
API là cách cho phép người dùng kết nối với sàn thông qua một đoạn mã để tích hợp vào các bot trading hoặc các công cụ bên thứ ba nhưng có giới hạn một số quyền. Theo đó, Binance sẽ giới hạn 1,200 yêu cầu mỗi phút, 50 order/giây hoặc 160,000 order/24 tiếng.
Với Binance Futures ngoài giới hạn về 2,400 order/phút và 1,200 order cho tài khoản phụ thì phần lớn các giới hạn sẽ liên quan tới khối lượng giao dịch.
Khối lượng giao dịch Futures 30 ngày/BUSD | Giới hạn order | Giới hạn IP | ||
Mỗi tài khoản | Mỗi người dùng | Mỗi IP | Mỗi người dùng | |
> 600.000.000 | 2.000 | 6.000 | 3.000 | 6.000 |
> 1.000.000.000 | 3.000 | 12.000 | 3.000 | 12.000 |
> 2.500.000.000 | 4.000 | 24.000 | 4.000 | 24.000 |
> 5.000.000.000 | 5.000 | 48.000 | 5.000 | 48.000 |
> 12.500.000.000 | 6.000 | 70.000 | 6.000 | 70.000 |
> 25.000.000.000 | 7.000 | 90.000 | 7.000 | 90.000 |
*Đối với giới hạn order, có thêm giới hạn 10 giây, mặc định là 300/10 giây. Mọi giới hạn lệnh được điều chỉnh sẽ bằng ⅓ giới hạn phút. ví dụ: 3.000/phút mang giới hạn đặt hàng 1.000/10 giây. Chi tiết bạn xem tại đây.
Với giới hạn rút (Binance withdrawal) nếu tài khoản đã KYC level 1 giới hạn rút 50,000$/ngày, tài khoản đã KYC 2 bước giới hạn rút là 8 triệu đô/ngày.
Thường xuyên rút coin về ví tiền điện tử
Để tăng tính an toàn và kiểm soát tài sản việc rút coin về ví lạnh hoặc các ví tiền ảo như ví Metamask, ví Coinbase, ví Blockchain… là điều vô cùng cần thiết. Với Binance bạn có thể sử dụng mạng blockchain BNB Chain để rút sẽ có phí gas tương đối thấp và tốc độ cao.
Khi tự lưu trữ tài sản sẽ mang lại sự an toàn và yên tâm hơn để trên sàn khi có thể phải đối mặt với khả năng bị hack, sàn bị vấn đề pháp lý hay nặng hơn là sụp đổ như cách mà Mt Gox, Fcoin hay FTX đã gặp phải.
Kiểm tra pháp lý khi giao dịch P2P
P2P trên sàn Binance giúp người mua và người bán có thể mua/bán các loại stablecoin và các đồng coin được hỗ trợ bằng tiền pháp định như Việt Nam đồng. Sự đơn giản của hình thức này khiến có nhiều nhà giao dịch lợi dụng để kiếm lời trong đó phổ biến nhất là hold giao dịch để ăn sự chênh lệch giá.
Đặc biệt là những thủ thuật sử dụng cách chuyển tiền khi mua coin bằng sự lẫn lộn giữa các con số thập phân khiến những người không chú ý xác nhận nhầm. Ví dụ: Khi bạn bán 940 USDT với tỷ giá 23,500đ/USDT số tiền thực trả là 22,090,000đ nhưng người bán có thể chuyển cho bạn là 22,000,900đ (lệch 89,100đ với thực tế). Điều này cũng thường bị cả những người mua lợi dụng khi mua coin, những người tham gia bán trên Binance P2P cũng nên lưu ý.
Ảnh hưởng của Binance trong thị trường tiền điện tử
Tác động tới giá và thanh khoản của tiền ảo
Binance có thể có tác động lớn đến giá và thanh khoản của các loại tiền ảo được niêm yết trên nền tảng do sàn tiền ảo sở hữu lượng người dùng đông đảo. Dễ thấy nhất là khi một token được niêm yết trên sàn Binance có thể làm một tín hiệu đẩy giá lên vô cùng cao.
Tuy nhiên, một dự án được list trên Binance sẽ mở ra một cơ hội phát triển khi có lượng thanh khoản đủ lớn, lượng người dùng tăng cao trên nền tảng hoặc khiến cả một hệ sinh thái phát triển.
Ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển của blockchain
Binance không chỉ là một sàn giao dịch khi đã tự phát triển nên một mạng blockchain Layer 2 dựa trên Ethereum là Binance Smart Chain. Đặc biệt khi sàn tận dụng những dịch vụ như Binance Launchpad và quỹ Binance Labs giúp ươm mầm và phát triển những dự án từ lúc sơ khai.
Đa phần những dự án được phát hành trên sàn Binance đều vô cùng thành công và phát triển tốt tới hiện nay như Coin98 hay Polygon (trước đây là Matic Network).
Sự phát triển và ưu ái của Binance giúp tạo nên một môi trường cạnh tranh hoàn hảo và khuyến khích sự phát triển và đổi mới từ các dự án khác.
Kết luận
Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến thị trường crypto. Với sức mạnh và tiềm lực cùng việc luôn là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới trong nhiều năm qua Binance đã khẳng định vị thế vững chắc của mình. Giờ đây Binance không chỉ là một sàn giao dịch tiền ảo mà đã vươn mình thành một hệ sinh thái trong thế giới crypto.
Qua bài viết này Tạp chí Crypto đã giúp bạn hiểu rõ từ thời điểm ra mắt, quá trình phát triển và các dịch vụ sàn Binance cung cấp, hy vọng những thông tin quý giá này có thể giúp ích được bạn.
Một số câu hỏi thường gặp về sàn Binance:
Sàn Binance là gì?
Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu và thuộc TOP những sàn tiền ảo lớn nhất thế giới.
Sàn Binance hỗ trợ bao nhiêu đồng coin?
Hiện sàn coin này hỗ trợ rất nhiều đồng coin và không có con số thống kê chính xác do sàn thường xuyên thêm và xóa các dự án khỏi nền tảng của mình.
Để sử dụng Binance bạn cần làm gì?
Đầu tiên bạn cần đăng ký tài khoản và thực hiện xác minh (KYC), ở cấp độ 2 bạn có thể rút tiền về ví lạnh hoặc ví tiền ảo của mình với hạn mức rất cao.
Binance hỗ trợ P2P không?
Có, P2P là hình thức được Binance hỗ trợ mua bán coin hoặc stablecoin trực tiếp giữa các người dùng. Hiện tính năng này có hỗ trợ Việt Nam bằng tiền đồng.
Sàn Binance có an toàn không?
Binance là sàn tiền ảo có quy mô hoạt động trên toàn cầu. Ở các quốc gia có luật pháp quy định thì sàn đều có chi nhánh văn phòng. Hiện ở Việt Nam bạn có thể sử dụng Binance mà không bị hạn chế tính năng.
Đòn bẩy tối đa trên sàn Binance là bao nhiêu?
Tùy từng cặp giao dịch mà tỉ lệ đòn bẩy khác nhau. Thông thường ở các cặp lớn thì mức đòn bẩy Margin sẽ từ x3 tới x10, giao dịch Futures sẽ là x100 tới x125.